Kiến Thức Trồng Trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo

Thứ năm, 26/12/2013 10:00 lượt xem: 1163
Dưa leo là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao có thể dùng để ăn tươi, nấu chín, muối nén, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
Dưa leo là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao có thể dùng để ăn tươi, nấu chín, muối nén, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Ở nước ta, cây dưa leo được trồng từ lâu và trồng ở tất cả các địa bàn.
 
Một số năm gần đây diện tích trồng dưa leo tăng mạnh ở một số tỉnh như Tây Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang…Cùng thời điểm đó là sự xuất hiện, phát triển và ngày càng lớn mạnh của những sản phẩm phân bón chất lượng của Tập Đoàn Sitto Thái lan. Các sản phẩm này đã hỗ trợ bà con rất nhiều trong quá trình chăm bón. Hầu hết bà con Nông Dân khi sử dụng sản phẩm đều cảm thấy hài lòng bởi công nghệ của Thái Lan luôn mang đến chất lượng được đảm bảo.
 
 
 
 
MẬT ĐỘ TRỒNG:
 
Hiện tại bà con nông dân đã áp dụng những kĩ thuật mới như sử dụng màng phủ, làm giàn.. Giúp hạn chế cỏ dại, sâu bệnh , làm tăng năng suất.
 
Mật độ thường áp dụng: Cây x Cây: 0,5 - 06 m. Hàng x Hàng 1,2m.
 
Đối với dưa leo thì cây được 5-6 lá thật, lúc ra tua cuốn cần thì bà con sẽ  tiến hành cắm giàn cho cây. Giàn dưa leo cắm hình chữ nhân, cao 1,2 -1,6m. Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây buộc ngọn dưa lên giàn theo hình số 8. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).
 
PHÂN BÓN (cho 1.000m2)
 
-            Bón lót: 2,5-3 m3 phân chuồng hoai + 30 kg Super lân + 30 kg Sitto Phat 15-15-15-10SiO2+TE và 24 kg KCL (clorua kali).
 
-            Tưới dặm (7 ngày sau gieo - NSG): Pha loãng 1kg DAP với 400-500l nước để tưới.
 
-            Bón thúc sinh trưởng (14 và 21 NSG): Sử dụng 4kg Urea N46TE + 4kg Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE và 3,5 kg DAP.
 
-           Bón nuôi trái 1 (28, 35 và 42 NSG): Dùng 03 kg Urea N46TE + 6kg Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE  và 4kg KCL.
 
-           Bón nuôi trái 2 (49 và 55 NSG): Dùng 2,5 kg Urea N46TE và 4kg Sitto Phat 16-16-8-15SiO2+TE.
 
Lưu ý:
 
§   Sử dụng 100kg Vôi dùng để xử lý đất trước khi gieo trồng từ 7-10 ngày. Nên dùng những loại vôi có độ nóng cao mới có tác dụng diệt mầm bệnh gây hại trong đất. Nếu chỉ bón vôi thông thường thì chỉ giúp cung cấp thêm Ca và trung hòa pH đất, không có tác dụng diệt mầm bệnh.
 
§   Vụ mùa mưa nên tăng cường các sản phẩm vi lượng như Sitto-V Siêu Kẽm: Giúp cây hấp thụ Lân tốt hơn và Sitto-V Siêu Calci-Bo: Hạn chế rụng trái non, tăng khả năng đậu trái, trái bóng đẹp, tăng năng suất.
 
PHÒNG NGỪA SÂU BỆNH
 
Mùa nắng: Bệnh Virus: Sau trồng 15 ngày tiến hành kiểm tra ruộng thường xuyên để loại bỏ cây nhiễm bệnh, xịt trừ nhóm côn trùng chích hút (bọ trĩ, rầy, rệp,...) mặt dưới lá. Vì đây là môi giới truyền virus: Sử dụng thuốc hoặc làm bẫy vàng (KT 30-40cm) khoảng 30-40 cái/1.000m2.
 
Mùa mưa:
 
Bệnh nứt thân, xì mủ: Bón phân cân đối và phun luân phiên các loại thuốc sau: Ridomil, Topsin M, Polyram, Mancozeb, Copper, Aliette, Rampart,...
 
Bệnh thán thư: Phun luân phiên các loại thuốc sau: Antracol, Topsin, Score,  Bavistin, Ridomil, Daconil, Champion,…

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện