Lại thêm một mùa vụ nữa, cam Cao Phong (Hòa Bình) thắng lớn. Đặc biệt hơn là từ khi có chỉ dẫn địa lý và vừa rồi, lễ hội cam Cao Phong được tổ chức thành công, đã khiến sản phẩm cam Cao Phong càng được nhiều người biết đến.
Hồi sinh vùng đất chai cứng
Huyện Cao Phong đã trồng cam từ vài chục năm nay, trải qua hàng chục năm thời kỳ bao cấp do khó khăn về kinh tế và cơ chế quản lý, người dân tìm mọi cách để khai thác triệt để đất đai bằng cách bón nhiều phân hóa học và phun nhiều thuốc BVTV làm cho đất có biểu hiện thoái hóa như: chai cứng, độ chua ngày càng cao, thiếu các chất trung và vi lượng.
Nhiều năm trước, khi chưa bón phân Văn Điển cả vườn cam cằn cỗi, cây thấp, lá nhỏ, độ bền cây kém, lá hay bị vân xanh, vân vàng; có khi cả vườn cam ngả màu vàng, ít quả, quả beo, tép không giòn, ăn nhạt chua. Để cho đất hồi sinh và làm sống lại vùng cam thì bón phân Văn Điển là giải pháp hiệu quả.
Lân Văn Điển là loại khoáng thiên nhiên vì sản xuất từ quặng Apatít nung ở nhiệt độ cao, không phải là phân hóa học nên rất thân thiện với môi trường.
Thành phần dinh dưỡng chính là lân còn có các chất trung và vi lượng như P2O5 từ 15 -17%, CaO từ 28 -34%, MgO từ 15 -18%, SiO2 từ 24 -30%, và các chất vi lượng như B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe,… có tỷ lệ CaO (vôi) tương đối cao nên có tác dụng khử chua (bón phân Văn Điển không phải bón vôi)....
Các chất trung và vi lượng giúp cho cây trồng tăng năng suất, chất lượng. Ngoài ra, nó còn tăng khả năng chống hạn, chống rét, chống nóng, chống gẫy đổ, hạn chế sâu bệnh và cải tạo đất.
Lân Văn Điển là loại phân chậm tan, nó chỉ tan trong dung dịch axit yếu do rễ cây tiết ra, cây cần đến đâu phân hòa tan đến đó nên hạn chế bị rửa trôi, do đó rất phù hợp với đất đồi dốc nơi trồng cam.
Khác với loại phân lân tan nhanh gặp nước sau 48 giờ phân tan hết, các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển thành phần dinh dưỡng chính có lân Văn Điển nên cũng có tác dụng như vậy..
Vùng đất giàu có
Có thể nói cây cam xứng đáng là cây trồng quý có chất lượng cao góp phần làm giầu cho người dân Cao Phong, nhiều hộ thu 1 năm từ 600 - 700 triệu đồng, có hộ thu hàng tỷ đồng để thị trấn Cao Phong trở thành nơi giầu có nhất nhì tỉnh Hòa Bình.
Có được kết quả như vậy ngoài thiên nhiên ưu đãi, sự cần cù sáng tạo của người dân thì phân bón Văn Điển cũng đóng góp một phần công sức.
Hiện nay huyện Cao Phong có diện tích cam trên 1.200ha, sản lượng 17.000 tấn, các giống cam đang trồng chủ yếu là: xã Đoài, CS1, cam Canh, V2 chín muộn. Đất trồng cam chủ yếu là đất đồi màu vàng tạo ra do quá trình phong hóa đá feranit, có tầng canh tác dày, độ pH từ 5 -5.5...
Dẫn chứng từ thực tiễn
Về hiệu quả của phân Văn Điển, ông Hồ Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết, phân Văn Điển phù hợp với đất và cây trồng trong đó có cây cam.
Lý do phân có tính kiềm và khác với các loại phân thông thường khác là ngoài đạm, lân, kali còn có các chất trung và vi lượng. Các chất trung và vi lượng rất cần thiết nhất là đối với cây ăn quả đặc sản để tăng chất lượng và hương vị khác biệt.
Ngoài ra, phân Văn Điển còn có tác dụng tăng sức chống chịu để hạn chế tác hại của thiên tai, giảm phun thuốc BVTV, cải tạo đất góp phần giúp SX nông nghiệp hiệu quả, bền vững và giúp làm nên thương hiệu cam Cao Phong”....
Là hộ điển hình trồng cam cho thu nhập cao, ông Nguyễn Thế Bình, xã Tân Phong qua thực tế bón phân Văn Điển nhiều năm cũng tâm sự: “Bón phân Văn Điển cây cam thân cứng, lá dày, vươn cành khỏe, tán tròn đều, ra hoa nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, năm thời tiết khó khăn vẫn được mùa, hạn chế bệnh chảy gôm, sâu đục thân, sâu vẽ bùa và bệnh thối quả, quả chắc, mã đẹp và ăn ngon”.
Sử dụng phân lân Văn Điển bón cho cam đã thành tập quán của các nhà vườn, từ khoảng 5 năm trở lại đây người trồng cam đã chuyển sang bón lân Văn Điển kết hợp với phân NPK Văn Điển. Bởi nếu bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cam sẽ có hiệu quả cao hơn....
Cách bón phân NPK Văn Điển như sau:
- Cam giai đoạn kiến thiết cơ bản, khi trồng bón lót bằng cách trộn đều vào mỗi hố từ 1 -1.5kg lân Văn Điển và 15 -20kg phân hữu cơ hoai mục trước khi đặt cây con.
Bón thúc hàng năm, năm thứ 1 bón 1 -1.5kg NPK Văn Điển 12.5.10, năm thứ 2 bón 1.5 - 2kg NPK Văn Điển 12.5.10, năm thứ 3 bón 2 -2.5kg NPK Văn Điển 12.5.10.
Lượng phân trên chia làm 4 -5 lần trong năm, rải phân lấp đất hoặc hòa nước để tưới.
- Đối với cam thời kỳ kinh doanh, số lượng phân đầu tư tùy theo tuổi cây và năng suất. Hàng năm bón phân hữu cơ kết hợp với phân đa yếu tố NPK Văn Điển: 12.12.7 chia làm 4 lần.
Gồm lần 1, sau khu thu hoạch quả, giúp cho cam hồi sức sau nhiều tháng nuôi quả tốn nhiều dinh dưỡng. Cam 4 -7 năm, 1 gốc bón 10 -15kg phân hữu cơ, 1 - 1.5kg phân NPK Văn Điển.
Cam 8 -11 năm 1 gốc bón 15 -20 kg phân hữu cơ, 1.5 - 2.5kg NPK Văn Điển. Cam trên 11 năm 1 gốc bón 15 -20kg phân hữu cơ, 2 -3.5kg NPK Văn Điển.
Lần 2 bón trước khi ra hoa nhằm kích thích ra hoa và nuôi lộc xuân. Cam từ 4 - 7 năm, bón 1 gốc 1.5 -2kg NPK Văn Điển. Cam từ 8 -11 năm bón 1 gốc 2.5 -3kg NPK Văn Điển.
Lần 3 sau khi rụng quả sinh lý (quả bằng ngón tay), bón nuôi quả. Cam từ 4 đến 7 tuổi, bón 1 gốc 1.5 - 2kg NPK Văn Điển. Cam từ 8 -11 năm, bón 1 gốc 1.5 - 2.5kg NPK Văn Điển. Cam trên 11 năm, bón 1 gốc 2.5 -3kg NPK Văn Điển.
Lần thứ 4, bón trước khi thu hoạch 1 -1.5 tháng, giúp tăng trọng lượng quả, tăng độ nước và vị ngọt. Cam từ 4 -7 năm, bón 1 gốc 2 - 2.5kg NPK Văn Điển. Cam từ 8 đến 11 năm, bón 1 gốc 2.5 - 3kg phân NPK Văn Điển. Cam trên 11 năm, bón 1 gốc 3.5 - 4kg NPK Văn Điển.
Cách bón là rải phân theo đường chiếu của tán cây trở vào cách gốc 40 -60cm, bón phân vào hốc hoặc rạch. Rải phân, lấp đất tưới nước hoặc hòa nước để tưới. Chú ý bón đủ số lượng phân trên vì cam có bộ rễ ăn sâu, tán rộng, năng suất cao nên yêu cầu lượng dinh dưỡng rất lớn.
Cam thích hợp với nơi đất có tầng canh tác dày, tơi xốp, thoát nước, có tính kiềm độ pH từ 5.5 - 6.
Công ty TNHH MTV Cao Phong nằm trên huyện Cao Phong có diện tích cam hơn 400ha, sản phẩm cam của công ty nhiều năm liền lọt vào top 50 doanh nghiệp có thương hiệu mạnh toàn quốc.
Phân Văn Điển có hiệu quả rõ rệt qua ý kiến của ông Hoàng Văn Phú - Đội trưởng đội Tây Phong: “Bón phân Văn Điển tạo cho cam có bộ rễ tốt, cây xanh, dày lá, tỷ lệ đậu quả cao, quả tròn đều, lúc non xanh theo màu lá, lúc chín quả vàng đều, mọng nước, vị ngọt thơm”.
Ông Nguyễn Văn Ánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong rất tâm đắc với phân Văn Điển. Ông Ánh cho rằng, phân Văn Điển giúp cam sinh trưởng phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu, tăng năng suất và chất lượng.
Ngoài ra nó còn giúp thay đổi tập quán canh tác, giảm chi phí sản xuất, nhất là giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh góp phần làm ra sản phẩm cam có ưu thế vượt trội trên thị trường là có mẫu mã đẹp, vị ngọt thơm mát, an toàn....