Tham gia diễn đàn về "Vấn đề VSATTP từ việc lạm dụng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp" do Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam tổ chức hôm 8/6, ông Vi Thế Đang, Thư ký Ban phát triển thủy sản bền vững, Hội Nghề cá Việt Nam đã chứng minh những mối nguy về hóa học ảnh hưởng lớn tới thị trường và uy tín xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
"Những quốc gia nhập khẩu thủy sản khi phát hiện mối nguy hóa học thì hầu hết là tiêu hủy lô hàng tại chỗ và cấm nhập khẩu hàng của chủ lô hàng cho đến khi chủ lô hàng và cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu có văn bản khẳng định đã tìm được nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Hơn nữa, mối nguy hóa học còn nguy hiểm hơn bởi tác hại của chúng thường là ảnh hưởng tới hệ thần kinh, suy gan, suy thận và rất nhiều trường hợp là gây ung thư", ông Đang cho hay.
Ngoài tác nhân hóa học, tác nhân sinh học và vật lý cũng là những nguyên nhân khiến thực phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn đề xuất khẩu nhưng cách khắc phục đối với những lô hàng này đơn giản hơn.
Thủy sản chứa kháng sinh ảnh hưởng tới sức khỏe nên bị khách hàng quốc tế trả về. |
Giao đoạn năm 2010-2015, theo thống kê từ các lô hàng xuất đi EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc cho thấy, có 323 lô hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam không đảm bảo các tiêu chuẩn ATTP. Trong đó, 204 lô hàng được xác định là có tác nhân gây nhiễm bởi mối nguy hóa học.
Đặc biệt, qua các nghiên cứu, đánh giá, trong các lô hàng không đạt chuẩn ATTP trên, lượng CAP, NTr, MG, Aflatoxin được xét nghiệm trong thủy sản đều không đạt chuẩn. Số lô hàng chứa các dư lượng này lên tới 138/204 lô. Những chỉ tiêu chất lượng này được xác định là do con người can thiệp vào trong quá trình nuôi thủy sản.
Đại diện Hội Nghề cá nhận xét, Việt Nam sử dụng kết quả của các nước quy định chỉ tiêu đưa vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm khi Việt Nam chưa có đánh giá nguy cơ là cần thiết.
Bên cạnh đó, việc quy định mức dư lượng giới hạn bằng “0” khi không kèm theo thiết bị và phương pháp phân tích dẫn tới sự không minh bạch và khó khăn cho sản xuất.
Những khó khăn của cơ sở sản xuất thuốc thú y, sản phẩm xử lý chất thải môi trường ở chỗ: Thuốc thú y cho ĐV trên cạn, thủy sản do Cục Thú y quản lý. Sản phẩm xử lý chất thải môi trường do Trung tâm 3K, Tổng cục Thủy sản quản lý. Cùng là hóa chất, kháng sinh nhưng thuốc thú y cho ĐV trên cạn cho phép dùng, thủy sản lại cấm dùng, nhưng Y tế sử dụng tự do.
Về việc xây dựng danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trên thế giới, đối với các quốc gia EU, Mỹ, Nhật Bản thì đánh giá nguy cơ và trình bày kết quả tại Ủy ban Codex, nếu được chấp nhận thì đưa vào Web-site của Codex để áp dụng thống nhất trên toàn thế giới; Trường hợp chưa được Codex chấp nhận thì công bố kết quả đánh giá nguy cơ được đăng tải trên Web-site của cơ quan công quyền về kiểm soát an toàn thực phẩm của quốc gian đó.
Đến thời điểm này chúng ta chưa tự tổ chức đánh giá nguy cơ về hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng mà thu thập danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng các quốc gia EU, Mỹ và những năm gần đây có thêm Nhật Bản. Những quốc gia này cấm chất nào chúng ta đưa vào danh sách cấm chất đó.
Hội nhập sâu nhưng chưa có kiểm soát
Ông Vi Thế Đang nêu kết luận, hiện nay Việt Nam đã ký 10 Hiệp định hội nhập sâu kinh tế Việt Nam với thế giới, điểm chung của 10 Hiệp định đối với thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng có thuận lợi song tồn tại không ít khó khăn.
Xuất khẩu mang giá trị cao nhưng không kiểm soát được kháng sinh trong thủy sản. |
Về mặt thuận lợi: Rào cản hạn ngạch (còn gọi là quơta) được dỡ bỏ; Cùng một mặt hàng áp dụng một mức thuế rất thấp hoặc mức thuế bằng 0. Nhưng khó khăn ở chỗ, để xuất khẩu được thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng vào các quốc gia thành viên của Hiệp định chúng ta phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hiệp định SPS (Rào cản an toàn bệnh dịch động, thực vât và an toàn thực phẩm). Đây chính là thách thức lớn nhất cho hàng nông sản nói chung, thủy sản nói riêng của Việt Nam khi các hiệp định này hiệu lực
Việc kiểm soát an toàn thực phẩm nói chung, kiểm soát hóa chất, kháng sinh cấm và được phép sử dụng của Việt nam còn nhiều điểm khác biệt so với quy định của Hiệp định SPS của Tổ chức thương mại thế giới và khác biệt so với các quốc gia tiên tiến đồng thời cũng là những quốc gia ký Hiệp đinh hội nhập sâu với Viêt Nam.
Nếu chúng ta không nhanh chóng thay đổi thì đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ không tận dụng được cơ hội dành cho hàng thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng mà các hiệp định này mang lại cho Việt Nam.
Hội Nghề cá đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên.
Thứ nhất, khuyến nghị đối với các cơ quan thẩm quyền về ban hành danh mục HC, KS cấm: Khi chưa có điều kiện đánh giá nguy cơ đối với HC, KS trong SX, KD thủy sản, Việt Nam nên dựa vào Danh mục HC, KS cấm của EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc.
Đồng thời, về ban hành Danh mục HC, KS yêu cầu có mức dư lượng tối đa chia làm 6 giải pháp.
Một là, căn cứ vào danh mục quy định mức dư lượng tối đa cho phép của CODEX, sau đó đến EU, Mỹ, Nhật Bản, Úc (chỉ với những chỉ tiêu HC, KS mà đang cho phép sử dụng ở Việt Nam).
Hai là, yêu cầu các cơ sở SX khi muốn đăng ký SX sản phẩm mới, phải có khảo nghiệm và đánh giá nguy cơ để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Ba là, Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT cần thống nhất mức dư lượng nêu trong2 danh mục: mức dư lượng tối đa cho phép trong thực phẩm (Bộ Y tế ban hành) và mức dư lượng tối đa cho phép trong sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng, chế biến (Bộ NN & PTNT ban hành).
Bốn là, chỉ ban hành 01 DM được phép lưu hành nhưng quy định mức giới hạn tối đa cho phép (như quốc tế). Năm là, không gọi là Danh mục HC, KS hạn chế sử dụng (như quy định của Bộ NN&PTNT), mà nên ban hành “Quy định mức dư lượng tối đa cho phép đối với HC, KS” (đồng nhất với quy định của quốc tế).
Sáu là, việc lập danh mục HC, KS có mức dư lượng tối đa cho phép của Việt Nam, phải căn cứ vào DM thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường của Việt Nam, từ đó xem xét đánh giá nguy cơ đối với những HC, KS nào đã được sử dụng để đưa vào danh mục cấm/ có quy định mức dư lượng tối đa.
Thứ ba là khuyến nghị đối với Bộ NN & PTNT
Cán bộ nông nghiệp phải hướng dẫn giúp đỡ người nông dân hiểu chất cấm, chất hạn chế và thực hiện đúng. |
Một là, định kỳ hàng quý cập nhật về danh mục HC, KS cấm; danh mục HC, KS có mức dư lượng tối đa cho phép của Codex, Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc. Các danh mục này được đăng tải lên website của Bộ NN&PTNT và các cơ quan trực thuộc (Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, NAFIQAD).
Hai là, Phân công quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất và giao 01 đầu mối chịu trách nhiệm chính.
Ví dụ: Chịu trách nhiệm kiểm soát: Tổng cục thuộc Bộ (bao gồm cơ quan về thú y, bảo vệ thực vật, quản lý chất lượng) hay Chịu trách nhiệm thực hiện: Tổng cục thuộc Bộ (bao gồm cơ quan về chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản).
Ba là, quy định và giao rõ trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cập nhật, góp ý, phản biện,.. đối với các chỉ tiêu mới mà các nước/ tổ chức lấy ý kiến; và nghiên cứu, đánh giá nguy cơ, bằng chứng khoa học đối với các chỉ tiêu khi đưa vào danh mục HC, KS cấm/ có mức dư lượng tối đa cho phép.
Vi Thế Đang (Hội Nghề cá Việt Nam)
Cần bán gấp 30 tấn bã hèm bia 50% đạm giá 5.500 tại kho dùng thay thế bã Nành, bột xương thịt. Liên hệ 0946705238,0948.2222.17 cam kết chất lượng.