Sau gần 1 tháng quản lí thị trường Hà Nội bắt giữ lô hàng xúc xích trên 2 tấn của Viet Foods vì có chứa chất cấm sodium nitrade 251, trong khi Cục An toàn VSTP (Bộ Y tế) lại cho rằng, phụ gia này được sử dụng trong thực phẩm nếu ở ngưỡng cho phép.
Sự mập mờ nguy hại
Hiện việc tranh luận giữa hai đơn vị trên chưa đi đến hồi kết, song sau sự việc này chắc chắn Viet Foods sẽ thiệt hại rất lớn và phải vô cùng khó khăn mới vực lại được việc sản xuất kinh doanh, còn các doanh nghiệp sản xuất xúc xích khác đang “lãnh đủ” vì những thông tin kiểu “lập lờ đánh lận con đen” này.
GĐ Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Dabaco, bà Tống Thị Tố Liên than thở, từ khi các thông tin liên quan tới sản phẩm xúc xích của Viet Foods bị bắt được đăng tải rộng rãi, mặc dù không dùng chất sodium nitrade 251 làm phụ gia nhưng Dabaco Food cũng vạ lây vì thị trường tiêu thụ xúc xích đột ngột giảm mất kiểm soát.
Nếu như trước kia mỗi ngày Dabaco tiêu thụ xấp xỉ 5 - 7 tấn xúc xích, nay giảm chỉ còn 1/3 sản lượng do tâm lí e ngại từ người mua. Không chỉ xúc xích tiệt trùng ăn ngay mà cả xúc xích tươi có thời hạn sử dụng ngắn cũng bán rất chậm nguy cơ phải thu hồi, đổi trả vô cùng lớn, kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy.
Cùng quan điểm trên, trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo một doanh nghiệp xúc xích lớn tại Hà Nội xin được giấu tên ngao ngán cho biết đây là vụ việc rất xấu. Bởi bản thân ông không hiểu chuyện gì phía sau vụ bắt giữ lô xúc xích của Viet Foods....
Là người lâu năm trong nghề, vị lãnh đạo này cho biết rất bất ngờ khi thông tin sản phẩm xúc xích bị bắt giữ vì sử dụng phụ gia sodium nitrade 251, bởi chất này đã quá quen thuộc ở Việt Nam cũng như trên thế giới....
Ấy vậy mà chỉ một câu phát ngôn thiếu thận trọng của người thực thi công vụ mà ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là xúc xích bị chao đảo. Là một thương hiệu lớn có uy tín lâu đời nhất nhì tại Việt Nam nhưng nay sản phẩm của đơn vị này “án binh bất động” trên các sạp hàng....
Thế giới quy định thế nào?...
Thực tế, theo chia sẻ từ phía Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), hiện những nước phát triển vẫn cho phép sử dụng phụ gia sodium nitrade 251 ở ngưỡng khác nhau như: EU 300mg/kg, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Singapore… 500 - 700mg/kg. Trong khi đó, các mẫu xét nghiệm của Viet Foods chỉ từ 50mg - 100mg/kg.
Trên thực tế, qua khảo sát trên thị trường thì không chỉ có Viet Foods mà một số thương hiệu xúc xích lớn khác cũng đang sử dụng phụ gia sodium nitrade 251 và ghi hẳn trên bao bì sản phẩm.
Từ vụ việc xúc xích Viet Foods cho thấy, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay rất mập mờ khiến doanh nghiệp vướng phải nhiều rắc rối, thậm chí nguy hiểm. Riêng lực lượng thực thi công vụ, việc mập mờ vừa gây khó khăn khi áp dụng pháp luật, vừa tạo kẽ hở để lợi dụng.
Đầu tiên, phải kể đến Thông tư 28 của Bộ Y tế trong phần quy định về sodium nitrade 251 chỉ ghi sử dụng trong bơ, sữa mà không nhắc gì đến thịt khiến lực lượng QLTT có thể vô tình hoặc vì lí do nào đó suy đoán là chất bị cấm sử dụng trong thịt.
Thứ hai, cần phải xem xét lại trách nhiệm của Viện Kiểm nghiệm vệ sinh An toàn thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) trong việc xét nghiệm, phân tích, kết luận kết quả cũng như tư vấn với đơn vị gửi mẫu là Chi cục QLTT Hà Nội.
Thứ ba, trong thời đại thông tin mở và bùng nổ như hiện nay, một sự việc nhạy cảm liên quan tới sự sống còn của doanh nghiệp, của người tiêu dùng tại sao phía Chi cục QLTT Hà Nội không tham vấn ý kiến các cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học mà đã vội công bố lên báo, đài quy chụp sản phẩm chứa chất gây ung thư?
Cuối cùng, các cơ quan quản lí nhà nước cũng phải ngồi lại với nhau để tìm hướng giải quyết hợp lí nhất. Song, sau vụ xúc xích Viet Foods thì các bên liên quan đều không được gì, thậm chí mất rất nhiều. Với doanh nghiệp là mất vật chất, thương hiệu còn với cơ quan quản lí mất đi niềm tin từ một xã hội mở....
Quảng cáo: chuyên cung cấp bột cá 45% đạm dùng làm nguyên liệu thức ăn hoặc nguyên liệu sản xuất phân bón (giá 5.100đ/kg); Liên hệ: 094.82.222.17