35% người mắc ung thư là do thực phẩm bẩn
Theo Viện Kiểm nghiệm Thực phẩm: có đến 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép và 455/ 735 mẫu thịt gia sức, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.
Theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật: Hơn 2.000/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán thuốc kém chất lượng; Hơn 2.500/11.000 cơ sở sản xuất và buôn bán vi phạm quy trình chuẩn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đây thực sự là những con số đáng báo động về tình hình an toàn thực phẩm.
Tại hội thảo "Đón sóng thực phẩm sạch" được tổ chức tại Hà Nội ngày 23.8, TS Hoàng Đình Chân (nay là Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt) cho biết: “Tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%, kế đến là hút thuốc lá 30%, yếu tố di truyền chỉ chiếm 5-10%”.
Phân tích về cơ chế gây ung thư của thực phẩm bẩn, BS Chân cho rằng: “Trong thực phẩm bẩn có vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, độc tố nấm, độc tố vi khuẩn; Hóa chất bảo vệ thực vật: Tồn dư kháng sinh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc chống mốc, chống mối, mọt; Thuốc tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng và Thuốc nhuộm màu, chất bảo quản chống thối. Đó đều là những tác nhân gây ra bệnh ung thư. Hàng ngày nếu như không quan tâm, không quyết liệt thì chúng ta đều phải sử dụng những thực phẩm bẩn đó”.
Theo số liệu của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có hơn 75.000 người chết vì ung thư, nghĩa là trung bình một ngày có 250 người chết. Chỉ với 6 loại ung thư phổ biến: ung thứ vú, ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư khoang miệng, ung thư dạ dày, tổng chi phí trực và gián tiếp đã lên tới gần 26.000 tỷ đồng, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam (năm 2012). Những con số trên đặt ra thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm. Làm thế nào để người dân được tiếp cận với nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe.
Ăn gì để phòng tránh ung thư?
Trong một cuộc thảo luận tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại (nay là Bộ Công Thương) cho biết: “Nhu cầu thực phẩm sạch tăng mạnh mẽ từ người tiêu dùng Việt Nam, những cảnh báo từ chuyên gia y tế, người dân lo lắng và tìm đến thực phẩm sạch. Tôi hoan nghênh việc xử lý mạnh những người xử dụng chất cấm, chúng ta có hàng chục triệu hộ kinh doanh nên không thể kiểm tra hết, và đây chỉ là phần ngọn, quan trọng nhất là tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp”
Một cơ sở chế biến mỡ bẩn (Ảnh minh họa) |
Ông cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, thách thức lớn nhất là Việt Nam không đảm bảo được tiêu chuẩn biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) để có thể tận dụng cơ hội khi các đối tác đưa thuế nhập khẩu của rất nhiều sản phẩm nông thuỷ sản của Việt Nam xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; một số ít sản phẩm còn lại có lộ trình xoá bỏ thuế quan chỉ từ 3-5 năm, một số ít trường hợp bị áp đặt hạn ngạch thuế quan.
“Trong trường hợp không đảm bảo tiêu chuẩn biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật thì cơ hội không tận dụng được và thách thức sẽ ập đến. Do đó, vấn đề cấp bách đặt ra là phải đảm bảo sản xuất nông sản, thực phẩm và tiêu dùng thực phẩm sạch. Bảo đảm nông sản – thức phẩm sạch không chỉ là yêu cầu của xuất khẩu mà quan trọng hơn là bảo đảm sức khoẻ của người dân”, ông nói.
Hiện nay các nhà nghiên cứu quan tâm đến rất nhiều các chất dinh dưỡng và các vitamin chống oxy hóa. Những hóa chất này tác động tới quá trình oxy hóa, một quá trình có thể tạo ra các tác nhân gây ung thư. Trái cây, rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất, các hợp chất sinh hóa cùng các thành phần chất xơ có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư.
Cục Quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ khuyến cáo mọi người là phải ăn ít nhất 5 suất trái cây và rau xanh mỗi ngày thì mới cung cấp đủ các chất chống oxy hóa. Ngoài chất chống oxy hóa thì các chất dinh dưỡng khác như selen, sắt, canxi, acid folic, dầu tỏi, vitamin B… cũng có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.
“Hãy tăng chế độ chất xơ trong chế độ ăn uống càng nhiều càng tốt. Chế độ ăn nhiều xơ còn làm giảm cholesterol trong huyết thanh và hoa quả, rau, ngũ cốc đều có hàm lượng chất xơ cao. Hãy uống nhiều nước khi ăn chế độ ăn giàu chất xơ và bổ sung vào chế độ ăn uống các chất calci, thiếc và sắt”- BS Hoàng Đình Chân nói.
Ông còn phân tích thêm: Nên giảm lượng muối trong chế độ ăn uống xuống mức tối thiểu, kể cả các thực phẩm ướp muối, xông khói như: xúc xích, lợn xông khói, giăm bông…. Thực phẩm chứa nhiều muối sẽ chứa nhiều nitrosaminex gây ung thư. Người ăn nhiều muối phải uống thuốc lợi tiểu, bổ sung kali.
Nên giảm uống rượu xuống mức thấp nhất (khoảng từ 30 – 50 gam). Rượu sẽ cuốn đi nhiều vitamin tan trong nước cũng như làm tăng tiêu thụ vitamin C, thiếc, selen, magie, calci và kali. Uống nhiều rượu sẽ làm tăng lượng mỡ tích tụ trong tim và làm giảm chức năng miễn dịch. Rượu là chất độc đối với tủy xương và có thể gây tổn thương gan dẫn đến bệnh viêm gan và xơ gan.
Ngoài ra nên bổ sung các chất như Beta carotene: hữu ích trong phòng ung thư đại tràng và u sắc tố; Vitamin E, Phức hợp các vitamin nhóm B, Vitamin C, Selen… có khả năng giúp cơ thể phòng chống căn bệnh ung thư.
Cần bán gấp 50 tấn bã hèm bia 50% đạm giá 5.500đ tại kho dùng thay thế bã Nành, bột xương thịt. Liên hệ (08) 6260 0412 - 0946.705.238 cam kết chất lượng. Ngoài ra còn có Bột xương thịt, bã điều, bột đầu tôm, bột gan mực.