Tin tức thủy sản

Tại sao sản lượng cá ngừ Việt Nam nhập khẩu vào EU giảm mạnh?

Thứ tư, 04/01/2017 08:00 lượt xem: 412

Theo số liệu thống kê của VASEP – Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, lượng cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại trong năm nay – 2016 sau ba năm suy giảm.

 

cá ngừ xuất khẩu

Trong tám tháng đầu năm 2016, giá trị kim ngạch xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tăng 2,1 % so với cùng kì năm ngoái đến 309.800.000 USD (281.600.000 EUR). Cụ thể, có một sự gia tăng doanh số đáng kể mỗi tháng tại các thị trường quốc tế kể từ tháng hai năm nay. Cá ngừ tươi và cá ngừ đông lạnh chiếm 58,3 % tổng lượng xuất khẩu, trong khi cá ngừ chế biến từ 45,6% (2015) giảm xuống còn 41,7%. Phần lớn lượng cá ngừ (88,2 %) xuất khẩu đi các thị trường: Hoa Kỳ, EU, các nước ASEAN, Israel, Nhật Bản, Canada và Mexico. Lượng xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 68,5%, sang các nước ASEAN tăng 26,7% và Israel tăng 18%, trong khi đó, lượng cá ngừ xuất khẩu sang EU lại giảm đi 11,5 % do các lo ngại về việc cá ngừ nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là catmi và thủy ngân.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Việt Nam (NAFIQAD) đã nhận được thông báo từ Ủy ban Châu Âu Tổng cục về Sức khỏe và An toàn thực phẩm về việc cá ngừ nhập khẩu từ Việt Nam có chứa dư lượng kim loại nặng quá mức cho phép. Sau khi kiểm tra bằng hệ thống cảnh báo nhanh đối với mặt hàng thực phẩm (RASFF - Rapid Alert System for Food and Feed) - công cụ để đối phó với các rủi ro an toàn thực phẩm ở EU, 11 lô hàng sản phẩm thủy hải sản, chủ yếu là cá ngừ, xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên minh Châu Âu từ giữa tháng giêng đến tháng 9 năm 2016, có chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép.

Giám đốc của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) Việt Nam –  ông Nguyễn Như Tiệp cho biết, trên thực tế, số lượng các lô hàng bị phát hiện có chứa dư lượng kim loại nặng quá mức đã tăng lên kể từ ngày 24/05/2016 sau khi các nhà chức trách EU chỉ đạo các nước thành viên tiến hành kiểm tra dư lượng kim loại nặng trong các sản phẩm thủy hải sản có nguồn gốc từ Việt Nam. Để khắc phục và giải quyết tình trạng trên, NAFIQAD đã gửi công văn yêu cầu các nhà máy chế biến thủy hải sản xem xét lại chương trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng của mình về việc kiểm tra dư lượng kim loại nặng trong các sản phẩm, đồng thời phải đặc biệt kiểm tra mức độ an toàn của nguyên liệu nhập từ ven biển của bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. NAFIQAD cũng chỉ đạo các trung tâm kiểm tra trên khắp cả nước để thắt chặt các quy trình kiểm tra và cấp giấy chứng nhận của họ đối với thủy hải sản được xuất khẩu và đặc biệt ưu tiên kiểm tra dư lượng kim loại nặng.

Các loài thủy hải sản, đặc biệt là các loài cá lớn sống ở tầng sâu (cá ngừ đại dương, cá thu,…) thường sẽ có chứa một hàm lượng nhất định các kim loại nặng (thường là thủy ngân và catmi) trong nội tạng, xương do quá trình tích lũy sinh học. Hai chất hóa học catmi và thủy ngân đều độc hại. Nếu cơ thể tích lũy đủ lượng thì sẽ xảy ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Catmi, dù là chất độc ở mức độ thấp nhưng lại có thể tác động đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ thống tim mạch, bộ phận sinh dục, thận, mắt và thậm chí là cả não bộ. Thủy ngân gây ra các tổn thương đến não, thận và phổi. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh hoặc hạn chế ăn các loại thủy hải sản, bao gồm cá và các động vật có vỏ, có chứa hàm lượng thủy ngân cao vì điều đó sẽ gây hại cho thai nhi hoặc hệ thần kinh đang phát triển của đứa trẻ.

Hồng Cẩm

Quảng cáo: cần bán gấp 50 tấn bã hèm bia giá 5.500đ/kg (đạm:50%) , bột đầu tôm giá 7.500đ/kg (đạm 35%, tro < 25%), cám bắp 5.000đ/kg (tro <5%) , bột cá 50% (đạm 50%, tro <21%)  giá 14.000đ, Liên hệ 08.6260 0412

 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện