Tình trạng phân bón giả kém chất lượng khiến cho dư luận đặt câu hỏi về vai trò trách nhiệm của các đơn vị có thẩm quyền
Tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp. Theo thông kê của Bộ NN&PTNT, trên thị trường có 50% là phân bón giả, không đủ chất lượng. Mỗi năm, ngành nông nghiệp nước ta bị thiệt hại gần 2 tỷ USD do phân bón giả, kém chất lượng.
Như vậy, dư luận có quyền đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và chính quyền địa phương trong lĩnh vực này.
Thực tế hiện nay, việc quản lý phân bón vô cơ do Bộ Công Thương quản lý còn Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ và phân bón lá. Bộ NN&PTNT đã cấp phép gần 5.300 chủng loại phân bón có trong danh mục. Bộ Công Thương đã cấp xong giấy hợp chuẩn, hợp qui cho các doanh nghiệp với số lượng xấp xỉ 1.000 loại. Phân bón nằm ngoài danh mục, trôi nổi trên thị trường ước tính cũng xấp xỉ 1.000 loại.
Theo kết quả kiểm tra của Bộ NN&PTNT thì trên thị trường có tới 50% là phân bón giả, không đủ chất lượng. Với tình trạng cấp giấy chứng nhận phân bón như hiện nay thì công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh và hướng dẫn sử dụng cho người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Cũng chính từ tồn tại này nên phân bón giả, phân bón nhái, kém chất lượng thời gian qua đã có “đất” để phát triển.
Theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Tư vấn Nông nghiệp Nhiệt đới, các quốc gia có tỷ trọng nông nghiệp lớn cũng chỉ tồn tại và sử dụng từ 20-30 loại phân bón.
“Nghị định 202-CP giao phân bón vô cơ cho Bộ Công Thương quản lý nên khó kiểm soát. Không đâu như ở nước ta có trên 6.000 loại phân bón trên thị trường điều này sẽ dẫn đến nông nghiệp ảnh hưởng, chất lượng hàng hóa nông sản trong nước ảnh hưởng”, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa cho biết.
Cục Trồng trọt là đơn vị đầu mối quản lý cấp phép về lĩnh vực sản xuất phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, theo kết luận của Thanh tra Bộ NN&PTNT vừa công bố, 11 đơn vị được Cục Trồng trọt cấp giấy cho phép chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón đều sai phạm?! Hiện nay, Bộ Công Thương, Cục Hóa chất quản lý cấp phép, chứng nhận hợp quy đến 90% các loại phân bón trên thị trường nước ta. Tính đến cuối năm 2014 Bộ Công Thương đã cấp phép chỉ định 12 Trung tâm khảo nghiệm, cấp chứng nhận hợp quy và 30 Trung tâm thí nghiệm phân bón.
Theo Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất phân bón giả rất tinh vi, phức tạp và nhất là được sự tiếp tay của một số cán bộ nhà nước, ngay từ việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm.
Ví dụ như vụ phát hiện sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong ở Đồng Nai. Công ty này thuê đất sản xuất để tránh kiểm tra, rồi mua phân bón không rõ nguồn gốc đóng chai, in tem mác nhập khẩu nước ngoài. Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản khẳng định Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Bộ Tư pháp cũng chỉ rõ tội kinh doanh trái phép của Công ty này, nhưng Công an tỉnh Đồng Nai không khởi tố vụ án mà chỉ xử phạt hành chính.
Ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia cho rằng: Xử phạt như vậy không đủ tính răn đe đối với hành vi sản xuất phân bón rởm, vì loại tội phạm này gây tác hại vô cùng lớn đối với kinh tế, xã hội.
Một lần nữa, câu hỏi về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ và chính quyền các địa phương hay nhà sản xuất phân bón cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.
Một năm xử lý 3.000 vụ Theo Cục Hóa chất (Bộ Công thương), hiện nay có khoảng 800 cơ sở sản xuất phân bón và hơn 1.600 cơ sở kinh doanh ở phía Nam. Trên thị trường ước tính còn 500 cơ sở sản xuất phân bón nhỏ lẻ, chưa đủ điều kiện. Có 10% sản xuất theo công nghệ tiên tiến, số còn lại sản xuất theo thủ công. Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), cho biết, phân bón là mặt hàng quan trọng cho nông dân, vì đây là sản phẩm đảm bảo 80% giúp cây trồng cho năng suất cao. Trong quá trình sản xuất phân bón vẫn còn một số DN làm ăn không chân chính vì lợi nhuận. Trong năm 2015 phát hiện và xử lý trên 3.000 vụ, trong đó có hơn 1.000 tấn phân bón được phát hiện kém chất lượng. Hầu hết các mẫu phân bón kém chất lượng nằm ở các DN nhỏ và vừa làm lén lút rồi tuồn bán ra thị trường nông thôn ở vùng sâu vùng xa. Trong 5 tháng đầu năm 2016 lực lượng chức năng tại TP.HCM tiến hành kiểm tra 23 vụ, trong đó có 18 vụ vi phạm về phân bón, nhiều nhất là giả mạo hàng hóa, giả mạo về nhãn hiệu, không có giấy phép kinh doanh, không công bố hợp quy, sai nhãn hiệu hàng hóa… Tổng số tiền xử phạt 68 triệu đồng. |
Cần bán gấp 30 tấn bã hèm bia 50% đạm giá 5.500 tại kho dùng thay thế bã Nành, bột xương thịt. Liên hệ 0946705238,0948.2222.17 cam kết chất lượng.