Thông tin thị trường

NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ TRƯỚC THỀM TPP

Thứ bảy, 07/11/2015 04:29 lượt xem: 937

Trong tuần qua, dư luận cả nước và báo chí thế giới đã quan tâm không ít đến sự kiện TPP được ký kết ngày 5 tháng 10 vừa qua với sự tham gia của 12 nước thành viên khu vực Bắc Mỹ và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Có nhiều ý kiến phấn khởi vì cho rằng đây là cơ hội vô cùng to lớn cho nền kinh tế nước nhà thời kỳ hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó cũng có ý kiến lo lắng cho những thách thức không nhỏ cho một nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế mới được cải thiện sau 8 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang trong tình trạng tự do thương mại rất non trẻ như nước ta hiện nay.

Vậy TPP là gì? có có ảnh hưởng như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam, là nước thành viên? Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng có những cơ hội và thách thức như thế nào?

Trước hết, hiệp định TPP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Trans-Pacific-Partnership có nghĩa là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương nhằm mục đích mở cửa giao thương xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước thành viên.

Lúc ban đầu năm 2002, hiệp định này được gọi là Hiệp định 3 đối tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Pacific Three Closer Economic Partnership) gồm 3 nước New Zealand, Singapore và Chile đồng sáng lập. Đến năm 2005, Brunei tham gia và đổi tên là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific-Partnership Strategic Agreement (TPP).

Năm 2008, Việt Nam bày tỏ muốn tham gia đàm phán và  đến năm 2010 được chính thức tham gia đàm phán với TPP. Đến tháng 7 năm 2013, có 12 nước tham gia bao gồm: New Zealand, Singapore, Chile, Brunei, Mỹ, Úc, Peru, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật Bản và Việt Nam.  Qua 9 vòng đàm phán, đến tháng 10 năm nay các chương của hiệp định đã đạt được thỏa thuận chung tại Atlanta (Mỹ).

Nội dung chính là giảm thuế xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên còn 0% đến năm 2016, mở rộng giao thương hàng hóa. Đây còn được xem là hiệp định thương mại tự do lớn nhất từ trước đến nay. Nó bao gồm việc trao đổi hàng hóa, các quy định về truy xuất nguồn gốc, rào cản kỹ thuật, dịch vụ cùng với các quy tắc ứng xử về sở hữu trí tuệ, các chính sách bảo trợ thị trường hàng hóa nội địa, các vấn đề về lao động trong quá trình sản xuất và nhất là thẩm quyền can thiệp của TPP khi có vi phạm của các nước thành viên.

Tùy vào điều kiện kinh tế và thế mạnh của từng nước mà TPP tạo ra thời cơ và thách thức với nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ sản phẩm sữa của New Zealand có thời cơ hết sức to lớn để cạnh tranh với các nước thành viên khi thuế xuất nhập khẩu bằng không trong khi trước đây mức thuế này là 10-30%; sản phẩm thịt gà của Mỹ được các cơ quan chức năng kết luận là không phá giá trong khi giá thành hết sức thấp làm chao đảo thị trường thịt gà các nước thành viên trong thời gian mới đây.

Riêng đối với kinh tế nước ta, xuất khẩu nông sản là thế mạnh, là thời cơ trong thời gian tới. Một số nông sản như thủy sản, cà phê, trái cây, gạo là mục tiêu mở rộng của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc…. Riêng thủy sản, Mỹ đã chiếm 30% thị trường tôm xuất khẩu, 22% thị trường cá da trơn xuất khẩu của nước ta và tới đây khi thuế xuất bằng không thì thị trường này còn phát triển mạnh hơn nữa, hứa hẹn nhiều thuận lợi cho mặt hàng này chiếm lĩnh thị trường các nước Bắc Mỹ trong phạm vi TPP.

Đối với sản phẩm trồng trọt như cà phê, trái cây, hồ tiêu cũng là những sản phẩm nhập khẩu chính của các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc. Đây là những nước tiêu thụ trái cây hàng đầu trong các nước TPP và sẽ tạo điều kiện mở cửa cho thị trường cà phê và các sản phẩm khác của Việt Nam tham gia thị trường của các nước này trong tương lai. Riêng đối với mặt hàng gạo thì thời cơ của ta là Ấn Độ và Thái Lan chưa tham gia TPP. Chúng ta hoàn toàn có thể thâm nhập thị trường TPP với giá cạnh tranh khi các nước mạnh về lúa gạo chưa tham gia sân chơi này.

Bên cạnh thuận lợi, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn, thách thức từ TPP. Nếu như những điều kiện thời cơ và thuận lợi không được khai thác và vận dụng triệt sẽ làm thời cơ mất đi, thách thức khó khăn không giảm mà còn chồng chất nhiều hơn. Đó là những gì?

Tham gia TPP, ngành chăn nuôi của ta chủ lực là heo, bò, gà là hết sức nguy cơ “thua trên sân nhà”. Trước khi hiệp định ký kết và cho đến nay ngành chăn nuôi vẫn còn yếu sức cạnh tranh và không bền vững. Chỉ một động tác giảm giá nhập khẩu do giá thành hạ từ thịt gà Mỹ đã làm cho thị trường thịt gà trong nước ta điêu đứng; thịt bò ngoại chất lượng cao nhập khẩu làm cho thị trường thịt bò trong nước giảm mạnh…Như vậy việc tham gia hiệp định TPP, ngành chăn nuôi đã khó khăn lại càng khó khăn hơn, phải đương đầu với việc giải quyết nhanh và hợp lý vấn đề sản xuất quy mô nhỏ lẻ, giá thành cao, dịch bệnh, điều kiện bảo quản chưa đảm bảo, nguy cơ an toàn thực phẩm cao. Gần đây, hiện tượng ảnh hưởng dây chuyền (domino) từ sản phẩm sữa do các nhà sản xuất sữa đang chuyển công nghệ chế biến từ nguyên liệu sữa tươi sang sữa bột đề hạ giá thành  cũng đang làm nông dân nuôi bò sữa hoang mang không yên tâm đầu tư sản xuất.

Lĩnh vực trồng trọt tuy đã được đánh giá là nhiều thời cơ thuận lợi, thị trường có điều kiện mở rộng cho khối lượng lớn sản phẩm trồng trọt như lúa gạo, trái cây, hồ tiêu, cà phê nhưng vẫn tiềm tàng chịu đựng một sức ép không nhỏ là vấn đề an toàn thực phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, sản xuất khép kín trong chuỗi được công nhận theo các tiêu chuẩn của TPP. Thách thức đối mặt với quy định kiểm dịch thực vật quốc tế (SPS) trong phòng trừ sinh vật hại và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ là mặt hạn chế để tạo ra hàng hóa xuất khẩu có quy cách đồng đều; mẩu mã  khó thâm nhập vào thị trường khó tính.

Lĩnh vực thủy sản được các chuyên gia cho rằng thuận lợi nhất. Tuy nhiên nếu không tổ chức lại sản xuất, không hành xử đúng luật chơi, không ra sức duy trì những thành quả, những uy tín và thương hiệu  đã xây dựng thì những lực lượng cạnh tranh có điều kiện trỗi dậy chiếm ưu thế.

Tóm lại, có thời cơ mà khôg nắm được kịp thời, không tận dụng được lợi thế mang lại từ TPP thì có thể sẽ trở thành thách thức. Cũng như việc tham gia cung ứng các chuỗi sản xuất mới hình thành từ TPP, nếu Việt Nam không chuẩn bị những “thứ cần thiết” thì các thành viên khác sẽ đẩy Việt Nam ra khỏi chuỗi, từ đó thuận lợi sẽ không còn cho sản phẩm của mình mà ngược lại phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước tham gia chuỗi. Bài học sau 8 năm tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã cho thấy nếu thiếu chính sách vĩ mô thích hợp và những cải cách cần thiết trong lĩnh vực thương mại và các lĩnh vực liên quan thì cho dù có thuận lợi thì khó khăn vẫn hoàn khó khăn. Bên cạnh đó những mặt yếu kém, khả năng cạnh tranh thấp sẽ bị thiệt hại với nhiều mức độ khác nhau nếu không nhanh chóng khắc phục những tồn tại đã gặp phải như trong lĩnh vực chăn nuôi, lâm nghiệp, sản phẩm gỗ.

 Muốn khai thác vận dụng triệt để những thời cơ có được và đối mặt với thử thách có kết quả từ TPP, nước ta cần phải tái cơ cấu nền kinh tế trong đó coi trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp vì đây là thế mạnh. Coi trọng và nhanh chóng tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi. Chỉ khi có sự chuẩn bị nghiêm túc và nổ lực cao độ chúng ta mới có thể thực hiện thành công biến thời cơ thuận lợi thành hiện thực khi đưa sản phẩm của chúng ta vào thị trường TPP.

Nông nghiệp thành phố cần phải tái cơ cấu, nhanh chóng định hướng những sản phẩm và dịch vụ chủ lực có sức cạnh tranh để khẳng định thương hiệu sản phẩm tham gia ổn định và phát triển trong thị trường TPP. Nâng cao đầu tư phát triển công nghệ sinh học tạo cú hít cho chọn giống, chọn sản phẩm rau quả thích hợp xuất khẩu, ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho sản phẩm hoa lan cây kiểng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu cạnh tranh với Thái Lan; ứng dụng mạnh cơ giới hóa giữ vững đàn bò sữa nâng cao chất lượng sữa và hạ giá thành nguyên liệu trong chuỗi sản phẩm sữa của các nước thành viên. Cần quy hoạch và kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh dịch vụ hình thành những chuỗi sản xuất và dịch vụ chế biến sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu. Đây chính là những lĩnh vực cần đầu tư để thụ hưởng cơ hội mà TPP mang lại,

Bên cạnh những cơ hội là những thách thức đối với nền nông nghiệp đô thị, Trước mắt cần có những chính sách phù hợp, những cải cách cần thiết để khắc phục yếu kém về quy mô sản xuất, về an toàn thực phẩm để an tâm và thu phục người tiêu dùng trong nước, là động lực để cải tiến sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất chất lượng, hạ giá thành sản xuất hướng đến xuất khẩu trong thị trường TPP.

Công ty chúng tôi  chuyên cung cấp bột cá biển cho các công ty cũng như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Độ đạm từ 40 45 50 55 60 65 %. Công ty chúng tôi có nhà máy trực tiếp SX với dây chuyền công nghệ hiện đại nên chất lượng sản phẩm giá cả cạnh tranh sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách. Với mục tiêu mở rộng thị trường, chúng  tôi rất mong nhận được sự hợp tác với tất cả các quý công ty có  nhu cầu thu mua nguồn nguyên liệu bột cá.Công ty cam kết  lượng hàng  ổn định. Hàng đảm bảo chất lượng không Ure, không melamine, không pha trộn.  Rất mong nhận được sự quan tâm của quý công ty. Mọi chi tiết về giá và lấy mẫu test vui lòng liên hệ Thành Nam 0949038448. Chân thành cảm ơn.

 

 

 

 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện