“Chung thủy” với bò, lợn, cam, chanh, dứa, mía, thanh long… đã hơn 2 thập kỷ, nhưng khi trả lời câu hỏi của tôi: Đã bao giờ trang trại gặp cảnh lao đao?, ông chủ Phạm Văn Hồ, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) suy tư một lúc, rồi bảo: “Gian nan thì có nhưng lao đao thì chưa”. Tối 13/11, ông Hồ là 1 trong 63 nông dân tiêu biểu được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015. Cột mốc 500 triệu đồng Xưa - những năm chưa khoán hộ, 30 ha đất trang trại của ông Hồ trực thuộc lâm trường Thạch Thành (nay là BQL rừng phòng hộ Thạch Thành). Khi đó, đất rừng ở đây chỉ lèo tèo một ít diện tích luồng, bạch đàn, còn lại là sim mua, lau lách. Ông Hồ làm bảo vệ của lâm trường nhưng cũng bất lực và lo sợ trước tình hình mất an ninh trật tự trên địa bàn. “Cuộc sống khó khăn cộng với nhận thức hạn chế nên một số người dân bản địa ngang nhiên vào trộm tài sản của Nhà nước giữa ban ngày, còn các vụ việc đánh nhau thì diễn ra thường xuyên, thậm chí án mạng cũng đã xảy ra”, ông Hồ nhớ lại. Năm 1992, khi lâm trường triển khai chủ trương giao khoán đất rừng cho hộ dân, ai ai cũng giãy như đỉa phải vôi, tìm cớ trốn tránh bằng mọi cách. Cuối cùng “quyết sách” đưa ra là vận động đảng viên tiên phong đi trước, ông Hồ cũng nằm trong diện “phải” nhận rừng để chăm sóc, bảo vệ. Bà Nguyễn Thị Dung (vợ ông Hồ) ngồi cạnh tiếp lời: “Nói là thuộc diện “phải” nhận đất để biết rằng lúc đó người dân thờ ơ với tài nguyên đất như thế nào, chứ thực tế vợ chồng tôi đã bàn bạc, thống nhất nhận 30 ha để làm trang trại rồi”. Ngày bắt tay vào khai hoang, vốn liếng gom nhặt, vay mượn của vợ chồng ông chỉ được 50 triệu đồng. Nhà ở cách trang trại hơn 10km, ngày thường ông Hồ vẫn phải đảm nhận công việc của lâm trường nên một mình bà Dung đạp xe đến bảo vệ diện tích đất RPH và chăm sóc đàn lợn. Đến năm 1994 gia đình ông Hồ chuyển hẳn vào trang trại để ở. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, trang trại tổng hợp của vợ chồng ông Hồ phất lên vùn vụt. Toàn bộ diện tích 30 ha nay phủ kín cây trồng, vật nuôi, trong đó, 9 ha rừng khoanh nuôi, bảo vệ; 2 ha mía; 7 ha mắc ca; 1 ha thanh long; 6 ha vải; 3 ha cam, chanh, bưởi và 2 ha chăn nuôi lợn, bò. Bình quân mỗi năm lợi nhuận giữ ổn định ở cột mốc khiêm tốt 500 triệu đồng, dự kiến 3 - 5 năm nữa, khi diện tích mắc ca và cam, chanh cho thu hoạch ước lợi nhuận mỗi năm sẽ đạt trên dưới 1 tỷ đồng. Nhìn trước thời cuộc Song hành với việc thúc đẩy trang trại phát triển, vợ chồng ông Hồ còn góp công lớn trong việc giữ ổn định ANTT trên địa bàn bằng công tác dân vận, đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi giúp gần 300 hộ dân thoát nghèo, vươn lên khá giả. Ông Hồ cho hay: “Trước cứ sẩy ra là mất trộm, nhưng bây giờ trang trại gia đình tôi rộng hàng chục ha dù không có bảo vệ nhưng cũng chẳng ai vào lấy thứ gì. Chính sự đoàn kết, chân thành của vợ chồng tôi đã cảm hóa được những hành động hạn chế của không ít người dân Thành Vân”. Hiện trang trại của ông Hồ đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động và 50-70 người thời vụ, với mức lương bình quân 3-3,5 triệu đồng/người/tháng. Trải lòng về chặng đường 23 năm “chung thủy” với trang trại, ông Hồ cho biết, làm nông nghiệp rủi ro cao nhưng một khi đã có kinh nghiệm thì cũng rất dễ “ăn to”, mà kinh nghiệm thì lại được bồi đắp từ niềm đam mê và sự kiên trì....
Cũng theo ông Hồ, muốn làm kinh tế trang trại, trước hết phải bám sát chủ trương, định hướng của chính quyền các cấp. Tiếp đến, đổi mới tư duy, sắp xếp quy hoạch theo khả năng vốn có, tức là trên một lô đất phải xác định khoảnh A trồng cây gì, khoảng B nuôi con gì để có nguồn vốn lấy ngắn nuôi dài. Ví dụ, trên diện tích 7 ha mắc ca ông Hồ trồng xen dứa và cây dược liệu, bình quân thu hoạch mỗi năm sau khi trừ chi phí còn lãi gần 100 triệu đồng. Yếu tố thứ 3 là sử dụng nguồn nhân lực. Một ông chủ chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, đặc biệt như gia đình ông Hồ cả hai vợ chồng đang tham gia các công tác xã hội nên việc quản lý lao động phải vừa mềm mỏng vừa cương quyết rõ ràng; có thưởng, phạt phân minh. “Năm 2013, ông Bùi Văn Hậu nhiều năm liền làm việc năng nổ nên vợ chồng tôi đã thưởng cho ông một chiếc xe máy để đi làm. Một số lao động khác không hoàn thành nhiệm vụ thì chúng tôi chấm dứt hợp đồng”, bà Dung nói. Năm 2001 trong chuyến công tác tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đề nghị Thanh Hóa trồng thử nghiệm cây mắc ca để thay thế rừng bạch đàn và luồng đã thoái hóa. Ngay sau đó, BQL RPH Thạch Thành mua 500 cây giống trồng thí điểm, kết quả thu hoạch vụ đầu tiên đạt 80 tạ/ha (2008), sau tăng dần lên đạt 4 tấn/ha. Đợt trở lại Thanh Hóa lần thứ hai (năm 2014), Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn và nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ đều đánh giá cao mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Hồ. Yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng nhất là tư duy nhạy bén của người làm chủ. Ngoài việc bám sát định hướng, chủ trang trại phải nhìn trước thời cuộc, nắm bắt các cơ hội để đi tắt đón đầu thực hiện các mô hình mới, áp dụng tiến bộ KHKT vào SX. Ông Hồ chia sẻ, khoảng năm 2010, nhận thấy việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng nhiều, trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người dân đang tăng cao nên vợ chông ông xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sạch. Theo đó, lợn được thả trong vườn và ăn cỏ tạo nạc, bình quân mỗi năm xuất chuồng 200 - 300 con, có những năm cao điểm như 2011 sản lượng xuất bán đạt 500 con/năm. “Hiện chúng tôi vẫn nuôi lợn theo mô hình lợn sạch này, nhưng tổng đàn giảm hơn bởi đến thời điểm giá lợn sạch “bão hòa” vợ chồng tôi chuyển kênh sang nuôi bò (năm 2013). Với 20 con bò sinh sản mỗi năm, nguồn thu từ đối tượng nuôi này cũng được trên dưới 150 triệu đồng”, ông Hồ cho biết thêm. Đối với cây mía, vợ chồng ông Hồ đi tắt đón đầu bằng việc trồng mía giống cung ứng cho người dân trong vùng phục vụ Nhà máy mía đường Việt - Đài. Cụ thể, khi nắm bắt được chủ trương xây dựng nhà máy mía đường trên địa bàn, vợ chồng ông đầu tư trồng 7 ha mía giống, sau khi mía giống “hết thời” ông chuyển 5 ha sang trồng cây trồng khác, chỉ để lại 2 ha thâm canh mía cao sản. “Thường sau khi thu hoạch người dân đổ xô đốt lá mía. Cách làm này không chỉ làm “chết đất” mà còn ảnh hưởng đến môi trường, vì thế tôi nghĩ ra giải pháp xử lý bằng cách vén lá vào sát gốc mía đã chặt sau đó bón vôi bột để lá tự phân hủy thành một lớp phân hữu cơ, góp phần tăng độ phì nhiêu cho đất, làm ẩm gốc mía, tiết kiệm chi phí bón phân và quan trọng nhất tăng năng suất lên 20- 30% (100-110 tấn/ha) so với vùng đốt lá”, bà Dung nhấn mạnh. Với uy tín SX sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, hàng chục năm nay vợ chồng ông Hồ không phải bận tâm đến vấn đề đầu ra. Tất cả hàng hóa đều được thương lái đến tận vườn thu mua. Tuy nhiên, theo ông Hồ, để giúp các trang trại, gia trại nói riêng, người nông dân nói chung có thu nhập ổn định từ SXNN, an tâm bám trụ đồng ruộng, các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng chiến lược tìm kiếm thị trường ổn định cho từng sản phẩm cây trồng, vật nuôi cụ thể, tránh tình trạng được mùa mất giá, đầu vào cao, đầu ra thấp như lâu nay vẫn diễn ra. ...
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp bột cá biển cho các công ty cũng như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Độ đạm từ 40 45 50 55 60 65 %. Công ty chúng tôi có nhà máy trực tiếp SX với dây chuyền công nghệ hiện đại nên chất lượng sản phẩm giá cả cạnh tranh sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách. Với mục tiêu mở rộng thị trường, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác với tất cả các quý công ty có nhu cầu thu mua nguồn nguyên liệu bột cá.Công ty cam kết lượng hàng ổn định. Hàng đảm bảo chất lượng không Ure, không melamine, không pha trộn. Rất mong nhận được sự quan tâm của quý công ty. Mọi chi tiết về giá và lấy mẫu test vui lòng liên hệ Thành Nam 0949038448. Chân thành cảm ơn.