Thông tin thị trường

Những lưu ý về hàng rào kỹ thuật của Thái Lan

Thứ hai, 07/03/2016 08:15 lượt xem: 510

Có rất nhiều hàng rào kỹ thuật được Thái Lan đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rõ khi xuất khẩu hàng hóa vào Thái Lan.

Hàng rào kỹ thuật của thị trường Thái Lan

Hàng rào kỹ thuật của thị trường Thái Lan khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam e ngại

Trong cộng đồng các nước ASEAN, Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Thái Lan năm 2014 đạt 10,6 tỷ USD. 5 tháng đầu năm 2015, con số này là gần 4,4 tỷ USD. Hai nước đã đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD năm 2020.

Thái Lan là đối tác thương mại lớn của Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thái gồm: điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử, phụ tùng vận tải, máy móc thiết bị, hàng thủy sản, các sản phẩm hóa chất…

Việt Nam nhập khẩu khẩu chủ yếu là các mặt hàng: chất dẻo nguyên liệu, các loại linh kiện máy móc, hàng điện gia dụng, xe máy, phụ tùng xe máy, thức ăn gia súc…

Thực tế trong quá trình trao đổi thương mại giữa 2 nước cho thấy, có rất nhiều rào cản kỹ thuật được Thái Lan đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rõ khi xuất khẩu hàng hóa vào Thái Lan.

Ông Viên Minh Đạo, Giám đốc công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đại Vinh cho hay, từ nhiều năm nay, công ty này có sự hợp tác thương mại với nhiều doanh nghiệp tại Thái Lan. Rất nhiều mặt hàng được nhập khẩu từ Thái Lan hiện đang được công ty phân phối như: dép nhựa, đồ uống có gas, bánh, kẹo.

Mặc dù rất thành thạo trong việc xuất, nhập hàng hóa giữa 2 nước Thái Lan và Việt Nam nhưng theo ông Đạo cho biết, công ty vẫn chưa dám xuất khẩu hàng sang Thái Lan bởi gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Thái Lan.

Câu chuyện của công ty TNHH Sản xuất Thương mại Đại Vinh cũng là khó khăn chung của nhiều doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong quá trình trao đổi thương mại với Thái Lan.

Theo các chuyên gia, những rào cản thương mại chủ yếu mà một doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Thái Lan cần quan tâm là quy định về bao gói, nhãn mác, giấy chứng nhận nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu.

Nhãn mác luôn đóng vai trò quan trọng và là bộ mặt của sản phẩm, của doanh nghiệp. Đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Thái Lan, chính phủ Thái Lan có các quy định rất chặt chẽ.

Theo quy định, bao gói của các sản phẩm nên được làm bằng chất liệu đảm bảo và có khả năng chịu nhiệt và chịu ẩm. Nhà xuất khẩu cũng nên chú ý đến khả năng hàng hoá sẽ để ở kho có không gian mở, vì vậy bao gói nên sử dụng chất liệu không thấm nước. Nên tránh sử dụng cỏ khô và rơm để làm bao gói.

Chính phủ Thái Lan có những quy định rất khắt khe về nhãn mác đối với các sản phẩm bơ sữa, đồ ăn cho trẻ em, đồ ăn đóng hộp, dấm, các loại nước giải khát, dầu ăn và thuốc súng. Do đó, theo quy định của Thái Lan, nhãn mác của sản phẩm thực phẩm phải được cấp phép bởi Cơ quan quản  lý về Thực phẩm và Dược phẩm. Khi  tiến hành  thủ  tục xin giấy phép, đối với mỗi  sản phẩm, nhà nhập khẩu phải nộp 2 mẫu của sản phẩm, chỉ rõ tỷ lệ phần trăm từng thành phần và hợp chất có trong sản phẩm đó, và nộp sáu nhãn mác sản phẩm.

Hàng rào kỹ thuật cụ thể với từng ngành khi xuất khẩu vào Thái Lan

Thực phẩm nhập khẩu vào Thái Lan phải đăng ký nhãn mác với những thông tin rõ ràng. Những nội dung cụ thể bao gồm: Tên và nhãn hiệu sản phẩm (bao gồm cả tên sản phẩm và tên thương mại); Số giấy phép đăng ký; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu; Ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng sản phẩm; Số lượng và trọng lượng tịnh; Hướng dẫn sử dụng.

Đối với đồ uống, trên nhãn mác phải ghi rõ tỷ lệ phần  trăm của lượng cồn có trong sản phẩm đó, những cảnh báo về tác hại đến sức khoẻ khi sử dụng sản phẩm (nếu có), và phải in bằng tiếng Thái.

Đối với mỹ phẩm, có những quy định riêng về nhãn mác, nhãn mác phải bằng tiếng Thái và chỉ rõ những thông tin sau: Tên của loại mỹ phẩm, Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Hướng dẫn sử dụng; Thành phần có trong sản phẩm; Những phản ứng phụ khi sử dụng sản phẩm (nếu có); Nhập khẩu  thực phẩm đã qua chế biến,  thiết bị y  tế, dược phẩm, vitamin, và mỹ phẩm cần có giấy phép của Vụ quản lý dược phẩm và thực phẩm, Bộ Y tế; Nhập khẩu tungstic oxit, quặng thiếc, và thiếc kim loại, về số lượng nếu vượt quá 2 kg sẽ phải có giấy phép của Vụ tài nguyên khoáng sản, Bộ Công nghiệp.

Nhập khẩu đồ cổ hoặc các tác phẩm nghệ thuật dù có đăng ký hay không cũng phải có giấy phép của Vụ nghệ thuật, Bộ giáo dục.

Giấy chứng nhận nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu cũng là những điều kiện cần thiết để hàng hóa Việt Nam được lưu hành trên thị trường Thái Lan. Đối với các giấy chứng nhận nhập khẩu, các doanh nghiệp cần lưu ý:

Có 2 loại giấy chứng nhận nhập khẩu mà doanh nghiệp cần thỏa mãn là giấy chứng nhận xuất xứ và giấy chứng nhận đặc biệt.

Giấy chứng nhận xuất xứ: phải  được  cấp  bởi  cơ  quan  có  thẩm  quyền.  Trong một số trường hợp, nếu 2 nước có ký Hiệp định Thương mại Tự do, hàng hoá khi có giấy chứng nhận xuất xứ sẽ được hưởng một mức thuế ưu đãi.

Theo những quy định về y tế công cộng của Thái Lan thì hàng hóa vào thị trường Thái Lan còn phải có giấy chứng nhận đặc biệt nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Quy định cụ thể như sau: Đối với các loại hạt, thực vật và động vật cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch được cấp bởi cơ quan chức năng của nước xuất xứ.

Mặt hàng thịt nhập khẩu vào Thái Lan cần phải có giấy chứng nhận an toàn thú y được ký bởi nhà chức  trách địa phương  tại nước xuất xứ và cần xác nhận. Những thông tin bao gồm: Nước xuất xứ không xuất hiện những bệnh dịch trong một khoảng thời gian xác định; Nguyên  liệu  (động vật) phải được chứng nhận đáp ứng đủ những  tiêu chuẩn vệ sinh bởi nhà kiểm dịch thú y; Sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và không chứa những chất bảo quản, chất phụ gia hoặc dư lượng kháng sinh, chất bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, tăng trưởng… vượt quá số lượng/mức độ cho phép gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người; Sản phẩm  không được  lưu kho quá 3  tháng  (được  tính  từ ngày  sản xuất hoặc đóng gói hàng hoá).

Những nhà xuất khẩu sản phẩm dược và thuốc phải được cấp Giấy chứng nhận tự do bán sản phẩm trước khi đưa sản phẩm này vào Thái Lan, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ

Thực phẩm đông  lạnh  trước khi nhập khẩu phải đăng ký với Uỷ ban Thực phẩm và Dược phẩm, Bộ Y tế Công cộng. Khi tiến hành thủ tục đăng ký, nhà nhập khẩu phải nộp 2 mẫu hàng cho mỗi loại hàng hóa, những thông tin chính xác về thành phần tính theo tỷ lệ phần trăm, kèm theo sáu nhãn mác sản phẩm.

Chất Dulcin,  axit  cyclamic và hợp chất của 2 chất này và những  thực  phẩm  có chứa bất kỳ một trong những chất này đều bị cấm nhập khẩu vào Thái Lan

Giấy phép nhập khẩu: là loại giấy phép bắt buộc khi nhập khẩu nhiều loại nguyên vật liệu, dầu khí, công nghiệp, hàng dệt may, dược phẩm, và các mặt hàng nông sản. Việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa không cần có giấy phép, tuy nhiên phải phù hợp với các quy định được áp dụng đối với các mặt hàng liên quan như các khoản phụ phí và giấy chứng nhận xuất xứ cũng bắt buộc trong một số trường hợp.

 

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0946 705 238

                             

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện