1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh do Herpes virus gây ra được đặc trưng bởi những tổn thương trên đường hô hấp
- Thời kỳ ủ bệnh: 2-12 ngày
- Bệnh kéo dài : 6 -12 ngày
- Bệnh cấp tính lây lan nhanh, mọi giống gà đều mắc, gà > 14 tuần tuổi mắc nhiễm với tỷ lệ cao hơn so với gà con
- Sức đề kháng của virus
- Đối với nhiệt độ: Có thể sống và hoạt tính mạnh khi đông lạnh, ở 550 C vi rút có thể tồn tại 10-15phút, ở 380C virut có tồn tại 44h, ở 370C vi rút có thể tồn tại 48h và dễ bị diệt bởi ánh sáng mặt trời
- Thuốc sát trùng: Virut rất dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng như VIKON, BENKOSIS, HANIODIN, VINADIN ANTISEP …
2. Nhận biết qua triệu chứng bệnh
Khi gà mắc bệnh thường biểu hiện những triệu chứng sau:
- Dấu hiệu suy hô hấp nặng, ho và sổ mũi, gà khó thở
- Gà con bị nhiễm bệnh có 2 thể khác nhau: Mắt bị nhiễm có chảy nước mắt và có âm ran khi thở
- Tỷ lệ % chết thấp, và nếu chết là do không thở được
- Có thể tìm thấy màng mầu tía ở gà đã chết. Không có dấu hiệu thần kinh
- Gà đẻ trứng giảm tỷ lệ đẻ từ 10-50% và trở lại bình thường khoảng 3-4 tuần sau
- Bệnh lây lan chậm không như bệnh Newcastle (ND) và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)
3. Nhận biết qua bệnh tích mổ khám
- Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng.
4. Chẩn đoán bệnh
- Trong một đàn gà có biểu hiện suy hô hấp lan rộng, có thể ho ra máu và tử vong là dấu hiệu của bệnh ILT.
- Dịch nhày lẫn máu hoặc bã đậu có thể được tìm thấy trong thanh quản và khí quản.
- ILT ít khi sảy ra với gà nhỏ hơn 18 tuần tuổi, thường xảy ra mạnh ở gà mái đặc biệt gà mái hậu bị .
- Trong phòng thí nghiệm chẩn đoán xác định để có những kết luận chính xác về nguyên nhân gà chết. Với bệnh ILT ta có thể soi dưới kính hiển vi tìm virus tồn tại trong các biểu mô, dùng phương pháp PCR, phương pháp Elisa…
- Chú ý chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh sau:
5. Biện pháp phòng bệnh
Giai pháp phòng bệnh: Áp dụng biện pháp an toàn sinh học, hòng bệnh bằng thuốc và Vaccine
a. Các biện pháp an toàn sinh học
- Chuồng trại phải sạch sẽ, thoáng mát và cách ly xa khu dân cư
- Kiểm soát người, phương tiện vận chuyển ra vào khu chăn nuôi
- Trong trang trại chỉ nên nuôi 1 loại vật nuôi
- Vệ sinh sát trùng định kỳ, thực hiện chăn nuôi cùng vào – cùng ra (all in – all out)
- Có bố trí hố sát trùng ở cổng trại và các hố sát trùng tại mỗi dãy chuồng nuôi.
b. Phòng bệnh bằng vacxin
- Sử dụng vacxin phòng bệnh là giải pháp tối ưu nhất.
- Trước và sau khi sử dụng vacxin cần sử dụng các chất bổ trợ, vitamin hoặc điện giải để tăng sức đề kháng và giảm stress cho đàn
c. Điều trị kế phát
- Khi mắc bệnh ILT dễ kế phát các bệnh: hen (CRD) hen ghép (CCRD), Coryza, tụ huyết trùng, iêu chảy phân xanh, phân trắng…
- Sử dụng các kháng sinh phổ rộng để điều trị bội nhiễm: Doxy – Flor hoặc Doxy – Colistin, timilcosin..
- Bổ trợ cho đàn bằng men tiêu hoá sống, vitamin và điện giải để tăng cường sức đề kháng với bệnh. Tăng cường giải độc gan thận
Nguyễn Văn Minh (mavin)
QC: Bột cá 15 Đạm: 4.100đ/kg Bột cá 50 Đạm LOẠI1: 10.000Đ, LOẠI 2: 14.500Đ Bã điều 35Đạm: 4.500kg Bã Hèm Bia Việt Nam 24 Đạm: loại 1 5.200vnđ/kg, loại 2 : 5.800vnđ/kg Bã hèm bia 50% đạm Loại 1 giá: 6.000đ/kg ( tro<15%, xơ: 22%); Loại 2:giá: 5.200đ/kg (tro > 40%, xơ > 30%) Bột Đầu Tôm 35 Đạm: 5.500 kg Cám Gạo 12 Đạm 4.700kg Vỏ Mè 20 Đạm 3.000kg Bột xương thịt 50 Đạm: 9.000vnđ/kg Bột long vũ 80%: 10.000vnđ/kg Bột huyết90 Đạm:17.000kg Bã đậu phộng 38% Đạm:5.500 kg Bột gan mực 40% Đạm:12.500 kg Bã nành việt nam 35%: 5.400vnđ/kg Bột xương bò 25đạm giá 5.500vnđ/kg Liên hệ: 028 62600412 - 0946 705 238 |