Thông tin thị trường

Nguyên liệu thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng

Thứ tư, 04/07/2018 09:00 lượt xem: 9043

 

Nguyên liệu thay thế bột cá trong thức ăn của tôm thẻ chân trắng

Bánh dầu đậu phộng lên men- nguyên liệu thay thế bột cá trong thức ăn thủy sản. Ảnh: Internet​

Nghiên cứu gần đây cung cấp một nguyên liệu phổ biến có thể thay thế bột cá với hàm lượng 50g/kg thức ăn bằng cách kết hợp phương pháp lên men bởi một lại nấm mốc giúp giảm giá thành sản xuất cho người nuôi tôm.

Giá thành sản xuất của nuôi tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước nuôi tôm khác như Ấn Độ hay Thái Lan do đó việc nghiên cứu và ứng dụng thức ăn thay thế bột cá nhằm giảm giảm giá thành sản xuất là cực kỳ quan trọng và cấp thiết. Hiện nay nguồn đạm thực vật đang dần được đưa vào thay thế nguồn đạm từ bột cá trong đó có dầu lạc lên men. Các nghiên cứu trước đây từng cho thấy khi nghiên cứu trên cá, bột dầu lạc sẽ có khả năng thay thế một phần bột cá trong chế độ ăn của chúng. 

Bánh dầu đậu phộng là phụ phẩm của ngành công nghiệp sản xuất dầu đậu phộng. Sau khi dùng máy ép dầu thực vật ép kiệt lấy dầu phộng thì phần bã còn lại có dạng từng miếng tròn, được gọi là bánh dầu đậu phộng. Trung bình bên trong một bánh dầu đậu phộng có chứa 40% đạm hữu cơ, các loại chất khoáng và các vitamin khác rất có lợi cho sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.

Nghiên cứu thay thế bột cá bằng dầu đậu phộng lên men 

Bánh dầu đậu phộng (GNC) đã được lên men bởi nấm Aspergillus niger được đánh giá là nguyên liệu mới thay thế bột cá trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng L. vannamei. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tốc độ tăng trưởng của tôm trong 45 ngày được thực hiện bằng cách sử dụng 9 chế độ ăn khác nhau.

Bánh dầu đậu phộng (GNC) lên men được đưa vào thức ăn với tỷ lệ 0 (đối chứng), 25, 50, 75 và 100 g / kg nhằm mục đích thay thế bột cá (w / w). Mỗi chế độ ăn được phân ngẫu nhiên lặp lại ba lần với 20 cá thể tôm (trọng lượng ban đầu là 3,09 ± 0,03 g). Sau 45 ngày, các nhà khoa học sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả tăng trưởng cũng như thông số sức khỏe cũa tôm. 

Kết quả phân tích cho thấy rằng tôm được cho ăn khẩu phần có dầu đậu phộng GNC lên men với liều 50 g / kg không có sự khác biệt đáng kể về tăng trưởng so với nhóm tôm cho ăn thức ăn có chứa bột cá. Trong khi tôm ăn mức độ bột đậu phộng lên men với liều lên tới 100 g / kg cũng không có tác dụng có hại xấu đối với sức khỏe của tôm. 

Tốc độ tăng trưởng cụ thể (SGR) của nhóm tôm ăn bột dầu lạc lên men cao hơn so với nhóm tôm ăn bột dầu lạc chưa qua chế biến. Các giá trị hiệu quả sử dụng thức ăn và hiệu quả chuyển hóa protein và sử dụng protein rõ ràng tốt hơn ở tôm được cho ăn với chế độ (GNC) lên men hơn so với khẩu phần bánh dầu đậu phộng không được lên men tương ứng.

Phân tích cũng chỉ ra rằng chế độ ăn 72,5 g / kg bột lạc lên men có FCR tốt nhất.

Không có sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ sống (86,67% –96,67%) giữa các phương pháp điều trị ở các chế độ ăn khác nhau. 

Ảnh: contmulsihaegae.ga

Các kế quả phân tích trên cho thấy bột dầu lạc lên men bằng nấm Aspergillus niger có khả năng thay thế bột cá ở mức 50g/kg thức ăn mà không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi. Bột cá chủ yếu được làm từ cá biển, có hàm lượng protein 45 - 80%. Vì vậy nếu sử dụng bột dầu lạc vào thức ăn thay thế bột cá sẽ giúp chúng ta giảm được khoảng 25% giá thành sản xuất.  Đồng thời phân tích các chỉ tiêu sức khỏe tôm cho thấy nấm A. niger cũng kích thích cơ thể tôm tăng cường hệ miễn dịch. 

Bài báo đã cung cấp cho chúng ta một nguyên liệu vốn rất phổ biến và rẽ tiền, góp phần giảm giá thành sản xuất trong quá trình nuôi tôm. Tuy nhiên cũng phải có thêm những nghiên cứu tiếp theo trong vấn đề khắc phục những khiếm khuyết khi thay thế bột cá đối với nhu cầu dinh dưỡng của tôm. 

TRỊ THỦY Lược dịch 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện