Chế biến thủy sản ở Việt Nam
Cá tra, hồi đầu những năm 2000 được coi là “cá vàng” của nông dân và doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam do mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, giờ đây, thỉnh thoảng loại cá này được gọi là “tội đồ” khiến nhiều công ty thủy sản lớn phá sản. Sự biến mất của nữ tổng giám đốc Công ty Sản xuất, thương mại và dịch vụ Thuận An Nguyễn Thị Huệ Trinh gây nhiều quan ngại trong ngành thủy sản. Nông dân đã bán cá cho công ty này không biến khi nào mới nhận được thanh toán. Người ta nghe nói bà Trinh đã ôm 80 tỷ VNĐ sang Mỹ, bỏ lại nhiều khoản nợ chưa thanh toán, bao gồm cả nợ ngân hàng. Một số nguồn tin cho biết các ngân hàng đã giải ngân 231 tỷ đồng cho Thuận An trước ngày bà Trinh bỏ trốn.
Thuận An là công ty chuyên sản xuất các sản phẩm phụ phẩm thủy sản (bột cá và chất béo cá). Năm 2001, công ty này bắt đầu đầu tư vào thủy sản và chế biến thủy sản cho xuất khẩu, xây dựng một nhà máy chế biến tại An Giang. Các chuyên gia cho biết Thuận An không có nguồn cá tự nuôi mà hoàn toàn dựa vào nguồn cá thu mua từ nông dân.
Năm 2012, khi giá cá tra tăng mạnh, Thuận An đã bắt đầu vướng vào khó khăn. Vào thời điểm đó, bà Trinh thừa nhận rằng nhà máy của Thuận An chỉ vận hành 50% công suất do thiếu nguyên liệu đầu vào.
Gần đây, CTCP Thủy sản Hùng Vương, một công ty lớn trên thị trường, đã gây shock cho các nhà đầu tư khi thua lỗ tới 49,3 tỷ đồng.
CTCP Vĩnh Hoàn không bị giảm đơn hàng hoặc thua lỗ nhưng đang gặp nhiều vấn đề với các thị trường xuất khẩu, buộc công ty này phải tìm kiếm các thị trường mới. Theo bà Trương Lệ Khanh, chủ tịch Vĩnh Hoàn, trong cuộc họp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 cho biết Vĩnh Hoàn sẽ tiếp tục phát triển các thi trường mới tại Nam Phi, châu Á và tập trung vào thị trường Tây Ban Nha tại EU. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết Vĩnh Hoàn có thể sẽ bị mất một khoản tiền lớn do Al-Reda Group For Trading and Development, một công ty tại Ai Cập đang từ chối thanh toán nợ.
Không chỉ các nhà xuất khẩu cá tra, các công ty xuất khẩu tôm cũng đang đối mặt với các thách thức lớn. Camimex còn được gọi là “Ecoshrimp King”, cũng vừa báo thua lỗ. Đến hết năm 2016, công ty đang có khoảng lỗ 51 tỷ đồng. Camimex hiện đã hoạt động trong ngành thủy sản 30 năm qua. Công ty này đi tiên phong trong nuôi tôm sinh thái với các dự án đầu tiên triển khai từ nă 2000. Công ty có các chứng nhận tôm sinh thái từ Naturland và IMO.
Cadovimex, một công ty nổi tiếng trong ngành, đã buộc phải hủy niêm yết sau 3 năm thua lỗ liên tiếp. Các công ty khác như Việt An, Phương Nam, Bình An và Thiên Mỹ đã bị phá sản.
Theo FIS
Công Ty Thức ăn Chăn Nuôi và Trang trại có nhu cầu mua sản phẩm bột bã hèm bia vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.
Hotline: 091 567 2347
Email: bahembianhapkhau@gmail.com
Web: bahembia.com
----------------------------------------
Đơn vị phân phối:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 08.6260 0412 -Fax: 08.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com
Kho hàng: Lô F9, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh