Vấn đề nóng

Hồ tiêu tăng 'nóng' - Bài 1: Tỷ phú nhờ trồng tiêu

Thứ tư, 11/11/2015 07:45 lượt xem: 704

Trong vòng 5 năm trở lại đây, giá hồ tiêu liên tục tăng, lợi nhuận từ cây trồng này cũng tăng lên 100 - 200%. Hồ tiêu đã “soán” ngôi cao su, cà phê để trở thành cây trồng “vàng” của nông dân trong thời điểm hiện nay. Nhiều người đang chặt bỏ các loại cây công nghiệp khác như điều, cà phê, cao su để trồng tiêu. Trước tình hình này, không ít người tỏ ra lo ngại, hệ quả sẽ như thế nào nếu thời gian tới cung lại vượt cầu, giá hồ tiêu sẽ tụt dốc?

 

Xây biệt thự, mua xe hơi nhờ trồng tiêu

 

Con đường dẫn về xã Quảng Thành (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) tráng nhựa phẳng lì. Hai bên đường, nhiều tòa biệt thự tọa lạc trong những vườn hồ tiêu xanh mướt. Những ngày này, có mặt ở xã Quảng Thành, đi đâu cũng nghe mọi người bàn tán sôi nổi chuyện trồng hồ tiêu. Ở xã Quảng Thành, các công chức UBND xã có câu nói vui “làm chính thu nhập phụ, làm phụ thu nhập chính”, ý muốn nói rằng, ngoài công việc hành chính ở xã thì đa số cán bộ công chức ở đây đều trồng tiêu để tăng thu nhập và làm giàu chính đáng cho gia đình.

 

Khi nghe chúng tôi ngỏ lời muốn tận mắt chứng kiến và nghe kể chuyện từ các tỷ phú hồ tiêu, ông Võ Khắc Thuyết, Chủ tịch UBND xã Quảng Thành cười sang sảng: “Nhiều lắm, xã Quảng Thành giờ có đến vài chục người đấy chứ. 90% số hộ ở đây đều trồng tiêu, cũng nhờ cây tiêu mà xã Quảng Thành sớm đạt chuẩn xã nông thôn mới với thu nhập bình quân 40 triệu đồng/người/năm. Riêng năm 2015 đã có 10 hộ mua được xe hơi nhờ bán tiêu đấy”.

 

Người đầu tiên mà chúng tôi gặp là ông Phạm Văn Ánh, nhà ở ấp Tân Bang. Hiện ông Ánh đang sở hữu 5ha cây hồ tiêu, trong đó có 3,5ha tiêu kinh doanh (tiêu đã cho thu hoạch) và 1,5ha tiêu xây dựng cơ bản (tiêu chưa cho thu hoạch). Thế nhưng, ngay từ khi tìm đến vùng đất này lập nghiệp, loại cây đầu tiên mà ông Ánh chọn trồng để phát triển kinh tế gia đình lại là cây cà phê và tiêu chỉ là cây xen canh. “Mãi đến năm 2002, khi cà phê bắt đầu già cỗi, năng suất thấp, giá cả bấp bênh, tôi mới bắt đầu chuyển sang trồng tiêu”, ông Ánh nói. Giai đoạn đầu khi trồng hồ tiêu cũng không phải suôn sẻ vì cũng có lúc (năm 2007), giá tiêu hạ thấp chỉ còn 4.500 đồng/kg, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. “Trồng tiêu thời điểm bấy giờ thua lỗ, tôi cũng nản, tính chặt trồng cây khác. Nhưng rồi những năm sau đó, giá tiêu tăng dần do nhu cầu xuất khẩu sang các nước tăng. Đặc biệt là từ năm 2010 trở lại đây tiêu tăng giá liên tục, có thời điểm cao nhất (năm 2015) lên tới 240 ngàn đồng/kg. Lợi nhuận từ trồng tiêu gấp100-200%, người trồng tiêu như chúng tôi hết sức phấn khởi và tiền thu được từ tiêu lại được đầu tư, mua thêm đất đai để mở rộng diện tích”, ông Ái cho biết thêm.

Tính sơ sơ, 3,5ha tiêu kinh doanh với năng suất từ 3-4 tấn/ha, mỗi năm thu hoạch 10-13 tấn tiêu, với giá bán bình quân 200 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông  Phạm Văn Ánh thu lãi hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Ánh còn có 2bè nuôi cá nước ngọt. Tổng thu nhập bình quân hàng năm của gia đình ông Ánh hơn 3 tỷ đồng. Hiện ông Ánh đầu tư 1 máy xúc và 4 xe tải chuyên vận chuyển vật liệu xây dựng; sắm xe hơi và nhiều trang thiết bị hiện đại cho gia đình.

 

Ông Phạm Văn Ánh khẳng định, những người giàu lên từ trồng tiêu như ông ở đất Quảng Thành nói riêng, huyện Châu Đức nói chung không hiếm. Thời gian qua, báo chí Trung ương và địa phương cũng nhắc nhiều đến những tỷ phú xã Quảng Thành, từ trồng tiêu mà xây dựng được biệt thự và sắm xe hơi đời mới với những cái tên như Vũ Văn Nghĩa, Nguyễn Thú, Nguyễn Minh Thuận, Trần Phúc Sang…

 

Tuy nhiên, câu chuyện lại càng thú vị hơn khi những tỷ phú trồng tiêu ở huyện Châu Đức tiết lộ, “độ giàu” từ trồng tiêu xếp vào hàng thứ nhất tỉnh phải kể đến ông Lâm Ngọc Nhâm, nhà ở xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc) - người đang “giữ bản quyền” giống tiêu Bầu Mây khá nổi tiếng. Chúng tôi đã gặp ông Lâm Ngọc Nhâm tại hội nghị tổng kết 5 năm phong trào Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do Hội Nông dân tỉnh tổ chức, ông cho biết: “Năm 2005, tôi phát hiện trong vườn có một gốc tiêu năm nào cũng cho năng suất cao gấp rưỡi so với các giống khác, kháng bệnh tốt, ít dịch hại. Tôi đã thử nghiệm cắt dây làm giống, năng suất cao gấp 2-3 lần so với các loại giống tiêu thông thường như Vĩnh Linh, Ấn Độ… Tôi đã lấy thương hiệu Bầu Mây đặt tên cho giống tiêu này. Đây cũng là giống tiêu được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao chứng nhận “Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm2014”.

 

Khởi nghiệp từ trồng các loại cây ăn quả như sầu riêng, chôm chôm đến mở trang trại chăn nuôi heo, gà, sau đó ông Nhâm thử nuôi vịt trời và nhân giống thành công làm nên thương hiệu “Vịt trời Bầu Mây” thu lợi nhuận cao (Báo Bà Rịa - Vũng Tàu đã có bài viết về vịt trời Bàu Mây). Nhưng đến nay ông Lâm Ngọc Nhâm cũng nổi tiếng trên cả nước với thương hiệu “Tiêu Bầu Mây” với năng suất từ 10-12 tấn/ha. Hiện gia đình ông Lâm Ngọc Nhâm có gần 10ha trồng tiêu Bầu Mây, trong đó 5ha đã và đang cho thu hoạch, 4ha mới trồng được 1-2 năm. Với năng suất bình quân 12 tấn/ha, mỗi năm gia đình ông thu nhập hơn 10 tỷ đồng từ vườn tiêu Bầu Mây. 

Nông dân quyết định giá bán

 

Các hộ trồng tiêu khẳng định, thế mạnh của người trồng tiêu hiện nay là thu hoạch xong, thay vì phải bán ngay như nhiều loại nông sản khác thì người trồng tiêu lại khá “thong dong”. Ông Nguyễn Hữu Hiền, 1 hộ dân có 3hatiêu tại thôn Bình Sơn, xã Đá Bạc (huyện Châu Đức) cho biết, hiện nay những người trồng tiêu đã xây nhà kho trữ và bảo quản hạt tiêu, có thể dự trữ từ 2 - 3 năm mà không hề suy giảm chất lượng, đợi lúc nào được giá mới tung ra thị trường. “Nếu không xây kho trữ tiêu thì có thể ký gửi tại kho của các thương lái, khi nào muốn bán chỉ cần bấm điện thoại gọi báo cho thương lái là xong, không cần phải vận chuyển hay cân đo gì thêm”, ông Nguyễn Hữu Hiền nói.

 

Ngay cả thương lái cũng không thể ép giá mà cùng hợp tác với nông dân trồng tiêu, đợi khi có lợi nhuận cao thì họ mới xuất bán ra thị trường. Ông Trần Phúc Sang, tỷ phú trồng tiêu ở ấp Tân Thành, xã Quảng Thành khẳng định thêm, khác với các loại nông sản như cà phê, điều, hiện nay người trồng tiêu có quyền quyết định khi nào bán, khi nào chưa. “Hàng ngày chúng tôi thường xuyên truy cập vào trang giatieu.com để nắm thông tin, tình hình giá cả của thị trường hồ tiêu thế giới và trong nước. Thậm chí, đăng ký để trang Web này gửi tin nhắn cập nhật giá tiêu mỗi ngày, xu hướng chung của thị trường, nhu cầu xuất khẩu…”, ông Trần Phúc Sang cho biết thêm.

 

Đưa chúng tôi tham quan kho chứa tiêu rộng hơn 100m2, ông Cáp Bình, tỷ phú hồ tiêu tại ấp 4, xã Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc) cho biết, ông đang trữ  hơn 2 tấn tiêu trong kho. Mặc dù chỉ còn vài tháng nữa là có thể bắt đầu đợt thu hoạch mới, nhưng ông bảo chưa vội bán. Ngoài ra, hiện nay tại nhiều vùng trồng hồ tiêu, người nông dân đã biết đoàn kết, hợp tác cùng chia sẻ, cùng có lợi. Tại Bàu Lâm đã thành lập các tổ hợp tác trồng tiêu, còn tại xã Quảng Thành hiện đang được một công ty phối hợp với nông dân trồng tiêu theo chuẩn VietGAP và tiến hành thu mua với giá cao hơn thị trường từ 2-5 ngàn đồng/kg.

 

Ông Đinh Văn Tính, Chủ tịch Hội Nông dân xã Bàu Lâm (huyện Xuyên Mộc) ước tính, riêng xã Bàu Lâm phải có vài chục hộ trở thành tỷ phú sau 2-3 vụ thu hoạch tiêu. Không chỉ xây dựng nhà cửa khang trang, sắm xe hơi, nhiều hộ còn mua nhà tại TP. Hồ Chí Minh để cho thuê, hoặc cho con ở học đại học như “tỷ phú” Lê Ngọc Sơn, ấp 2 Tây; Cáp Bình, ấp 4…
Công ty chúng tôi  chuyên cung cấp bột cá biển cho các công ty cũng như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Độ đạm từ 40 45 50 55 60 65 %. Công ty chúng tôi có nhà máy trực tiếp SX với dây chuyền công nghệ hiện đại nên chất lượng sản phẩm giá cả cạnh tranh sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách. Với mục tiêu mở rộng thị trường, chúng  tôi rất mong nhận được sự hợp tác với tất cả các quý công ty có  nhu cầu thu mua nguồn nguyên liệu bột cá.Công ty cam kết  lượng hàng  ổn định. Hàng đảm bảo chất lượng không Ure, không melamine, không pha trộn.  Rất mong nhận được sự quan tâm của quý công ty. Mọi chi tiết về giá và lấy mẫu test vui lòng liên hệ Thành Nam 0949038448. Chân thành cảm ơn.​

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện