Tình trạng bơm nước cho heo đang hoành hành ở Đồng Nai, tỉnh có sản lượng heo lớn nhất cả nước và cũng là “đầu não” cung cấp phần lớn thịt heo cho thị trường TP.HCM.
Trong vai thương lái có nhu cầu bơm nước vào heo cần học hỏi công nghệ bơm nước và phải được sự giới thiệu của một số thương lái thân quen, PV Thanh Niên đã tiếp xúc với Q. - một “cò” heo ở Biên Hòa. Q. dẫn PV đến lán ở ấp Bắc Hòa, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom (Đồng Nai). Mỗi ngày, lán này có thể bơm nước hơn 100 con heo rồi chuyển đến các lò mổ để đưa đi tiêu thụ ở thị trường TP.HCM. “Giờ kinh doanh mà không bơm nước coi như làm vài ba tháng rồi phá sản vì không thể cạnh tranh được”, Q. cho biết.
"Nhiều người không muốn bơm nước nhưng nếu không làm sẽ không cách gì cạnh tranh nổi. Cùng đưa ra thị trường 100 con heo nhưng nếu bơm nước anh đã lời hơn không bơm 10 triệu đồng." Ông V. - chủ một trại heo
Inh ỏi một vùng
Khi PV đến, lán đang tập kết khoảng 50 con heo chờ bơm nước. Lán có diện tích chừng 300 m2, được thiết kế như trang trại nuôi heo. Chuồng được chia nhiều ô rộng từ 5 - 7 m2, thành chuồng được làm bằng sắt khá kiên cố. Phía trên thành chuồng treo nhiều xô nhựa xanh, đỏ gắn với các ống nhựa có đường kính khoảng 2 cm. Khi bơm, thợ sẽ nhét ống nhựa này vào miệng heo, chạy qua thực quản vào sâu tới ruột.
Những con heo chừng 95 - 110 kg được thợ bơm thúc lại gần thành chuồng rồi dùng dây dù cột chặt hàm phía trên, siết chặt vào thành sắt. Heo càng quẫy đạp, dây dù càng siết chặt mõm heo với thành chuồng. Con nào phản kháng sẽ bị thợ đạp cho phủ phục xuống nền rồi kéo lê lại sát thành.
Tiếng heo kêu inh ỏi, vang khắp một vùng. Sau khi cắm ống nhựa sâu vào miệng heo, thợ sẽ đổ nước vào thùng nhựa, nước từ đó sẽ chảy vào bụng heo. Tùy theo thể trạng từng con, thợ sẽ điều chỉnh khóa ở thùng nhựa chảy nhanh hay chậm. Chỉ khi nào heo no nước, ống nhựa mới được rút ra. Nguồn nước bơm vào heo thường được chủ lán lấy từ các giếng khoan ngay tại lán.
Mỗi lần bơm kéo dài khoảng 10 phút. Hết con này đến con khác. Khi thấy bụng heo đã đầy nước, thợ bơm rút vòi ra và chiếc vòi đó lại được cắm sâu vào miệng những con khác. Có những con bị bơm nước quá nhiều, khi rút vòi chúng lảo đảo té xuống nền, nước từ miệng trào ra xối xả.
Lán bơm nước cho heo nằm ở ấp Bắc Hòa, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom
Biết điều thì sống thôi (!)
Sau đó, Q. giới thiệu PV qua lán mới được giới thiệu là “một trong những lán lớn nhất Đồng Nai”. Lán này nằm sau nghĩa trang TP.Biên Hòa (xã Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai). Trên đường đi, Q. chỉ tay vào mấy khu lán ven đường nói: “Vùng này nhiều lán bơm nước cho heo lắm. Không bơm không thể sống được. Ai cũng phải bơm. Đây lán ông H. nè, kia lán ông G. Mấy lán này nhỏ thôi. Một ngày hơn trăm con. Có lán dựng lên bơm cho người nhà nhưng cũng có lán bơm cho heo của thương lái đưa đến. Ai có nhu cầu là bơm”.
Cách nhận biết heo có bơm nước
Theo một chủ trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai, so với heo không bị bơm nước, thịt heo bị bơm nước ướt hơn, sờ tay vào thịt có cảm giác ướt. Nếu bị bơm nhiều nước, thịt heo từ màu đỏ tươi chuyển sang bạc màu. Sau 3 - 4 giờ từ khi giết mổ, heo sẽ bị rỉ nước. Khi xào nấu, heo bị bơm nước sẽ chảy ra rất nhiều nước so với thịt heo bình thường.
“Bơm thế này không sợ cơ quan chức năng phát hiện à?”, PV hỏi. “Có chứ. Khi bơm, heo nó rống như trời đánh sao giấu được. Nhưng biết điều thì sống thôi!”, Q. đáp.
Lán mà Q. dẫn đến rộng hàng ngàn mét vuông, xung quanh được bao bọc bằng tường bê tông cao gần 3 m, chỉ ra vào bằng cổng chính. Xung quanh lán là những khu đất trống, xen lẫn cây cối và hầu như không có nhà dân.
Khi PV có mặt ở lán là lúc gần tối và đây là thời gian cao điểm các xe thu mua heo đổ về bơm nước trước khi đưa tới lò mổ để tiêu thụ ở các chợ vào sáng hôm sau. Trong lán, một xe tải đang đổ heo xuống bơm nước chưa xong thì một xe khác trờ tới tiếp tục thả heo xuống. Tiếp đó, những thanh niên cởi trần, xăm trổ đầy người, lùa heo vào khu vực bơm nước. Sau khi tắm sơ qua, heo cũng bị thợ dùng dây dù cột chặt mõm heo vào thành chuồng, ống nhựa được thọc qua mõm, nước được bơm vào đến khi nào heo ngã quỵ không đi được thì thôi. “Trung bình một ngày lán này bơm khoảng 500 - 600 con, có khi cao điểm bơm cả ngàn con là chuyện bình thường. Khu đất này vừa được một thương lái thuê để xây dựng lán mới. Làm xa nhà dân là an tâm nhất”, Q. vừa nói vừa chỉ tay về khu đất bên cạnh.
Ông T. - một thương lái đưa heo đến bơm nước - cho biết ông vừa bắt heo của công ty chăn nuôi C. là đưa đến lán này bơm ngay. Mỗi ngày, ông T. bơm 100 - 120 con. Sau khi bơm xong, heo sẽ được chở đến lò ở Hóc Môn (TP.HCM) để giết mổ, rồi đưa đi tiêu thụ ở chợ đầu mối Tân Xuân (Hóc Môn).
Khung cảnh bơm nước tại lán nằm sau nghĩa trang TP.Biên Hòa
Thương lái đàng hoàng sẽ phá sản
Tình trạng bơm nước ở heo phổ biến đến mức ông V. - một chủ trại heo có tiếng ở Đồng Nai - cay đắng thốt lên: “Cứ đà này, nếu cơ quan quản lý không dẹp nạn bơm nước vào heo thì người nuôi, thương lái làm ăn đàng hoàng sẽ phá sản”. Ông V. cho biết thêm sau khi bơm, heo tăng chừng 4 - 5 kg so với trước. Hiện nay giá heo khoảng 60.000 đồng/kg, khiến doanh thu do bơm nước tăng thêm 250.000 - 300.000 đồng/con. Như vậy sau khi trừ đi chi phí, người bơm lời khoảng 200.000 đồng/con. Nếu bơm một ngày 100 con sẽ lời khoảng 20 triệu đồng.
“Cứ cho là ra chợ heo bơm nước bán thấp hơn một giá, tức là 1 kg giảm gần 1.000 đồng thì người bơm cũng lời 100.000 đồng/con. Họ bỏ túi 10 triệu đồng nếu mỗi ngày bơm 100 con. Siêu lợi nhuận”, ông V. nói và khẳng định: “Nhiều người không muốn bơm nước nhưng nếu không làm sẽ không cách gì cạnh tranh nổi. Cùng đưa ra thị trường 100 con heo nhưng nếu bơm nước anh đã lời hơn không bơm 10 triệu đồng”.
Xem video bơm nước cho heo:
Thịt heo sẽ nhiễm vi khuẩn, vi sinh khi bơm nước
Theo bác sĩ Trần Văn Ký thuộc Hội Khoa học an toàn thực phẩm Việt Nam, việc bơm nước diễn ra ở các lán trại nên chắc chắn nguồn nước dùng bơm vào heo không đảm bảo vệ sinh. Nước bẩn có nhiễm vi sinh, hóa chất, kim loại nặng sẽ thấm vô từng thớ thịt của heo. Vi khuẩn, vi sinh sẽ phát triển trong thịt heo và loại thịt này sẽ rất nhanh bị hư, khi nấu thì loại thịt này thường ra nhiều nước. Thịt heo bơm nước nhiễm hóa chất, kim loại nặng từ nguồn nước bẩn như thế rất không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tích tụ độc chất trong cơ thể, sinh ra bệnh tật, nhất là bệnh ung thư cho người sử dụng. Trong vai thương lái có nhu cầu bơm nước vào heo cần học hỏi công nghệ bơm nước và phải được sự giới thiệu của một số thương lái thân quen, PV Thanh Niên đã tiếp xúc với Q. - một “cò” heo ở Biên Hòa. Q. dẫn PV đến lán ở ấp Bắc Hòa, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom (Đồng Nai). Mỗi ngày, lán này có thể bơm nước hơn 100 con heo rồi chuyển đến các lò mổ để đưa đi tiêu thụ ở thị trường TP.HCM. “Giờ kinh doanh mà không bơm nước coi như làm vài ba tháng rồi phá sản vì không thể cạnh tranh được”, Q. cho biết.
"Nhiều người không muốn bơm nước nhưng nếu không làm sẽ không cách gì cạnh tranh nổi. Cùng đưa ra thị trường 100 con heo nhưng nếu bơm nước anh đã lời hơn không bơm 10 triệu đồng." Ông V. - chủ một trại heo
Inh ỏi một vùng
Khi PV đến, lán đang tập kết khoảng 50 con heo chờ bơm nước. Lán có diện tích chừng 300 m2, được thiết kế như trang trại nuôi heo. Chuồng được chia nhiều ô rộng từ 5 - 7 m2, thành chuồng được làm bằng sắt khá kiên cố. Phía trên thành chuồng treo nhiều xô nhựa xanh, đỏ gắn với các ống nhựa có đường kính khoảng 2 cm. Khi bơm, thợ sẽ nhét ống nhựa này vào miệng heo, chạy qua thực quản vào sâu tới ruột.
Những con heo chừng 95 - 110 kg được thợ bơm thúc lại gần thành chuồng rồi dùng dây dù cột chặt hàm phía trên, siết chặt vào thành sắt. Heo càng quẫy đạp, dây dù càng siết chặt mõm heo với thành chuồng. Con nào phản kháng sẽ bị thợ đạp cho phủ phục xuống nền rồi kéo lê lại sát thành.
Tiếng heo kêu inh ỏi, vang khắp một vùng. Sau khi cắm ống nhựa sâu vào miệng heo, thợ sẽ đổ nước vào thùng nhựa, nước từ đó sẽ chảy vào bụng heo. Tùy theo thể trạng từng con, thợ sẽ điều chỉnh khóa ở thùng nhựa chảy nhanh hay chậm. Chỉ khi nào heo no nước, ống nhựa mới được rút ra. Nguồn nước bơm vào heo thường được chủ lán lấy từ các giếng khoan ngay tại lán.
Mỗi lần bơm kéo dài khoảng 10 phút. Hết con này đến con khác. Khi thấy bụng heo đã đầy nước, thợ bơm rút vòi ra và chiếc vòi đó lại được cắm sâu vào miệng những con khác. Có những con bị bơm nước quá nhiều, khi rút vòi chúng lảo đảo té xuống nền, nước từ miệng trào ra xối xả.
Lán bơm nước cho heo nằm ở ấp Bắc Hòa, xã Bắc Sơn, H.Trảng Bom
Biết điều thì sống thôi (!)
Sau đó, Q. giới thiệu PV qua lán mới được giới thiệu là “một trong những lán lớn nhất Đồng Nai”. Lán này nằm sau nghĩa trang TP.Biên Hòa (xã Phước Tân, Biên Hòa, Đồng Nai). Trên đường đi, Q. chỉ tay vào mấy khu lán ven đường nói: “Vùng này nhiều lán bơm nước cho heo lắm. Không bơm không thể sống được. Ai cũng phải bơm. Đây lán ông H. nè, kia lán ông G. Mấy lán này nhỏ thôi. Một ngày hơn trăm con. Có lán dựng lên bơm cho người nhà nhưng cũng có lán bơm cho heo của thương lái đưa đến. Ai có nhu cầu là bơm”.
Cách nhận biết heo có bơm nước
Theo một chủ trang trại chăn nuôi heo ở Đồng Nai, so với heo không bị bơm nước, thịt heo bị bơm nước ướt hơn, sờ tay vào thịt có cảm giác ướt. Nếu bị bơm nhiều nước, thịt heo từ màu đỏ tươi chuyển sang bạc màu. Sau 3 - 4 giờ từ khi giết mổ, heo sẽ bị rỉ nước. Khi xào nấu, heo bị bơm nước sẽ chảy ra rất nhiều nước so với thịt heo bình thường.
“Bơm thế này không sợ cơ quan chức năng phát hiện à?”, PV hỏi. “Có chứ. Khi bơm, heo nó rống như trời đánh sao giấu được. Nhưng biết điều thì sống thôi!”, Q. đáp.
Lán mà Q. dẫn đến rộng hàng ngàn mét vuông, xung quanh được bao bọc bằng tường bê tông cao gần 3 m, chỉ ra vào bằng cổng chính. Xung quanh lán là những khu đất trống, xen lẫn cây cối và hầu như không có nhà dân.
Khi PV có mặt ở lán là lúc gần tối và đây là thời gian cao điểm các xe thu mua heo đổ về bơm nước trước khi đưa tới lò mổ để tiêu thụ ở các chợ vào sáng hôm sau. Trong lán, một xe tải đang đổ heo xuống bơm nước chưa xong thì một xe khác trờ tới tiếp tục thả heo xuống. Tiếp đó, những thanh niên cởi trần, xăm trổ đầy người, lùa heo vào khu vực bơm nước. Sau khi tắm sơ qua, heo cũng bị thợ dùng dây dù cột chặt mõm heo vào thành chuồng, ống nhựa được thọc qua mõm, nước được bơm vào đến khi nào heo ngã quỵ không đi được thì thôi. “Trung bình một ngày lán này bơm khoảng 500 - 600 con, có khi cao điểm bơm cả ngàn con là chuyện bình thường. Khu đất này vừa được một thương lái thuê để xây dựng lán mới. Làm xa nhà dân là an tâm nhất”, Q. vừa nói vừa chỉ tay về khu đất bên cạnh.
Ông T. - một thương lái đưa heo đến bơm nước - cho biết ông vừa bắt heo của công ty chăn nuôi C. là đưa đến lán này bơm ngay. Mỗi ngày, ông T. bơm 100 - 120 con. Sau khi bơm xong, heo sẽ được chở đến lò ở Hóc Môn (TP.HCM) để giết mổ, rồi đưa đi tiêu thụ ở chợ đầu mối Tân Xuân (Hóc Môn).
Khung cảnh bơm nước tại lán nằm sau nghĩa trang TP.Biên Hòa
Thương lái đàng hoàng sẽ phá sản
Tình trạng bơm nước ở heo phổ biến đến mức ông V. - một chủ trại heo có tiếng ở Đồng Nai - cay đắng thốt lên: “Cứ đà này, nếu cơ quan quản lý không dẹp nạn bơm nước vào heo thì người nuôi, thương lái làm ăn đàng hoàng sẽ phá sản”. Ông V. cho biết thêm sau khi bơm, heo tăng chừng 4 - 5 kg so với trước. Hiện nay giá heo khoảng 60.000 đồng/kg, khiến doanh thu do bơm nước tăng thêm 250.000 - 300.000 đồng/con. Như vậy sau khi trừ đi chi phí, người bơm lời khoảng 200.000 đồng/con. Nếu bơm một ngày 100 con sẽ lời khoảng 20 triệu đồng.
“Cứ cho là ra chợ heo bơm nước bán thấp hơn một giá, tức là 1 kg giảm gần 1.000 đồng thì người bơm cũng lời 100.000 đồng/con. Họ bỏ túi 10 triệu đồng nếu mỗi ngày bơm 100 con. Siêu lợi nhuận”, ông V. nói và khẳng định: “Nhiều người không muốn bơm nước nhưng nếu không làm sẽ không cách gì cạnh tranh nổi. Cùng đưa ra thị trường 100 con heo nhưng nếu bơm nước anh đã lời hơn không bơm 10 triệu đồng”.
Xem video bơm nước cho heo:
Thịt heo sẽ nhiễm vi khuẩn, vi sinh khi bơm nước
Theo bác sĩ Trần Văn Ký thuộc Hội Khoa học an toàn thực phẩm Việt Nam, việc bơm nước diễn ra ở các lán trại nên chắc chắn nguồn nước dùng bơm vào heo không đảm bảo vệ sinh. Nước bẩn có nhiễm vi sinh, hóa chất, kim loại nặng sẽ thấm vô từng thớ thịt của heo. Vi khuẩn, vi sinh sẽ phát triển trong thịt heo và loại thịt này sẽ rất nhanh bị hư, khi nấu thì loại thịt này thường ra nhiều nước. Thịt heo bơm nước nhiễm hóa chất, kim loại nặng từ nguồn nước bẩn như thế rất không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây tích tụ độc chất trong cơ thể, sinh ra bệnh tật, nhất là bệnh ung thư cho người sử dụng.