Tôm Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn nếu các thỏa thuận thương mại CPTPP có hiệu lực
Chính phủ Việt Nam kỳ vọng ngành thủy sản sẽ hưởng lợi từ các thỏa thuận thương mại tự do thế hệ mới, thuận lợi hóa xuất khẩu nhờ cắt giảm thuế.
Các thỏa thuận từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) – sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường mới như Canada, Peru, và Mexico.
Theo EVFTA, các sản phẩm thủy sản, ngoại trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên, sẽ hưởng thuế bằng 0 trong vòng tối đa 7 năm. Trong khi đó, theo CPTPP, Canada và Peru sẽ cắt giảm thuế xuống 0% một khi Hiệp định này có hiệu lực. Các nước khác sẽ đồng loạt cắt giảm thuế theo các lộ trình đã đề ra.
Tương tự, trong ngành tôm, sau khi EVFTA và CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu tôm nguyên liệu và thuế xuất khẩu tôm chế biến sang EU và CPTPP. Ngoài ra, hiện Ấn Độ không phải là thành viên của CPTPP và các cuộc đàm phán FTA giữa Ấn Độ và EU cũng đang bị tạm hoãn, đây là một cơ hội tốt cho xuất khẩu các sản phẩm tôm Việt Nam, cạnh tranh với các nhà xuất khẩu tôm hàng đầu của Ấn Độ.
Theo giới kinh doanh Việt Nam, thuế xuất khẩu tới một số thị trường thủy sản đang rất cao. Đặc biệt, xuất khẩu tôm Việt Nam sang khu vực EU có mức thuế trung bình 6-20%, các sản phẩm cá ngừ bị áp thuế trung bình từ 11 – 20%. Đối với các thị trường trong CPTPP, mỗi nước đều áp dụng các mức thuế khác nhau, từ 2 -10%. Do đó, khi EVFTA và CPTPP có hiệu lực, giảm thuế sẽ giúp các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam có cơ sở giảm mạnh giá bán, tăng khả năng cạnh tranh và doanh thu xuất khẩu.
Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện công nghệ và chất lượng sản phẩm, gia nhập chuỗi cung ứng khu vực và đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu thô. Ký các FTAs thế hệ mới cũng yêu cầu chính phủ phải cải cách cơ chế, qua đó tạo ra môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch.
Gappingworld FIS