Ngày 3-11, tại buổi họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chè trên địa bàn do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng việc quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan khiến ngành chè Lâm Đồng bị thiệt hại nặng.
Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã khuyến cáo các doanh nghiệp phải tổ chức liên kết sản xuất chè sạch, có thể truy nguyên nguồn gốc để có thể tồn tại và phát triển.
Trước đó, phía Đài Loan đưa ra quy định dư lượng fipronil - một hợp chất diệt sâu bọ phổ biến - trong chè thành phẩm không vượt quá 0,002 (MMP), cao hơn tỉ lệ 0,005 (MMP) khi vào thị trường châu Âu, khiến các doanh nghiệp chế biến chè và người trồng chè tại Lâm Đồng điêu đứng.
“Chết” do phụ thuộc
vào Đài Loan
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông A Toàn - phó thư ký Hiệp hội Doanh nhân Đài Loan tại Lâm Đồng - cho biết trong khi chè xuất đi châu Âu, một thị trường rất khó tính, không bị chặn nhưng sang Đài Loan lại bị chặn bởi các hàng rào kỹ thuật vô lý. Theo ông A Toàn, do không bán được hàng, nhiều doanh nghiệp Đài Loan đang trồng chè tại Lâm Đồng hiện phải nợ lương nhân công.
Tính từ tháng 7-2015, khi Đài Loan bắt đầu áp dụng hàng rào fipronil đã có chín doanh nghiệp sản xuất chè tại Lâm Đồng phải tạm đóng cửa, các doanh nghiệp còn lại cũng hoạt động cầm chừng. Một số vùng nguyên liệu phải đốn bỏ để hạn chế công thu hái.
Theo thống kê đến cuối tháng 10-2015, chỉ riêng doanh nghiệp Lâm Đồng đã có gần 5.000 tấn chè phải lưu kho do không vượt qua được hàng rào kỹ thuật của Đài Loan.
Ông Phạm Đức Nguyên, giám đốc Công ty trà Phương Nam, cho biết sở dĩ ngành chè “lâm nạn” vì đã quá lệ thuộc vào thị trường Đài Loan. Khi cánh cửa này đóng lại, doanh nghiệp chè VN lúng túng không biết xoay xở thế nào.
“Đến 90% máy móc công nghệ chế biến chè trên địa bàn đều được mua từ Đài Loan qua những mối quan hệ hợp tác trồng chè. Giờ muốn mở cửa thị trường khác cũng phải thay đổi công nghệ, máy móc. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ lực” - ông
Nguyên nói.
Liên kết sản xuất chè sạch
Dù chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp nhưng ông Phạm S - phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho rằng nhà nhập khẩu Đài Loan có thể bắt chẹt được do chè VN có dư lượng fipronil. Do đó, đến đầu năm 2016, toàn bộ sản phẩm thuốc trừ sâu có gốc fipronil đều không được lưu hành ở Lâm Đồng. “UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất Bộ NN&PTNT chỉ đạo thực hiện” - ông Phạm S nói.
Theo ông Phạm S, vùng nguyên liệu nhỏ, da beo làm khó ngành chè trong việc áp dụng những quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt trên diện rộng.
Do đó, tới đây các doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu liên kết, hình thành các cánh đồng mẫu lớn để phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp. “Sẽ không còn chuyện doanh nghiệp sản xuất chè chỉ đi mua trôi nổi của nông dân mà không hề có một vùng nguyên liệu tương xứng với quy mô sản xuất vào năm 2016” - ông S nói.
Ông Đoàn Trọng Phương, phó chủ tịch Hiệp hội Chè VN, cho biết hiện nông dân trồng chè chủ động chăm sóc, tự quyết định dùng thuốc bảo vệ thực vật, trong khi các doanh nghiệp chỉ thu mua, chế biến rồi xuất bán mà không có bất kỳ sự phối hợp nào.
“Doanh nghiệp chế biến chè phải liên kết với nông dân để tổ chức vùng nguyên liệu, hình thành được hệ thống truy nguyên nguồn gốc. Nếu chè của hộ nào bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn an toàn sẽ bị loại ra khỏi liên kết” - ông Phương
đề xuất.
Mở thị trường mới tại châu Âu
Ông Phạm S cho biết đến cuối năm, tỉnh Lâm Đồng sẽ tổ chức hai đoàn xúc tiến thương mại tại châu Âu nhằm mở cửa thị trường này cho ngành chè Lâm Đồng. Hiện các cơ quan chức năng đang nghiên cứu các tiêu chí chất lượng, quy cách nhãn mác của các nước châu Âu để phổ biến cho những doanh nghiệp có đủ năng lực chuẩn bị.
Vấn đề nóng
Chè Việt quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan
Thứ năm, 05/11/2015 07:52 lượt xem: 1060Đến cuối tháng 10-2015, chỉ riêng doanh nghiệp Lâm Đồng đã có gần 5.000 tấn chè phải lưu kho do không vượt qua được hàng rào kỹ thuật của Đài Loan
Tin Khác
- Thị trường ngày 7/8, giá thịt heo tiếp tục ổn định vào phiên giữa tuần
- 100 dự án khắc phục, nâng cấp hệ thống thủy lợi
- Đồng Tháp cần bổ sung 100 tỷ đồng vốn ODA trong năm 2024
- Đầu tư hơn 1.884 tỷ đồng xây dựng các công trình phòng chống hạn, mặn
- TP.HCM đặt mục tiêu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm từ 75 - 85%
Bình luận Bởi Facebook
Tin Mới
Tin Mua Bán - Giao Dịch
-
Địa Chỉ Tin Cậy Khi Mua Bột Lông...
Bột lông vũ là một sản phẩm phụ của ngành chăn nuôi gia cầm và...
-
Địa Chỉ Tin Cậy Khi Mua Bã Hèm...
Địa Chỉ Tin Cậy Khi Mua Bã Hèm Bia
-
Chuyên cung cấp bột xương thịt
Bột xương thịt là một loại nguyên liệu thường được nói tới trong ngành cung...
-
Cung cấp bã hèm bia khô 25%
Công ty cổ phần TKP chuyên buôn bán mặt hàng bã hèm bia việt nam...
-
Bã Nành Argentina 46% Đạm
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp bã đậu nành các loại, xuất xứ: Mỹ,...
-
Bã Điều Sấy Khô 33% đạm
Bã điều sấy khô cũng cung cấp nguồn đạm...
-
Địa Chỉ Tin Cậy Khi Mua Bã nành
Bã nành Argentine 46%
-
Cần nhà cung cấp rau quả xuất khẩu
Cần nhà cung cấp rau quả xuất khẩu số lượng lớn, giá cao, ổn định
-
Cần nhà cung cấp ca cao
Cần nhà cung cấp ca cao số lượng lớn, giá cao, ổn định.
-
Cần nhà cung cấp gạo xuất khẩu
Cần nhà cung cấp gạo xuất khẩu số lượng lớn, giá cao, ổn định.
Lăng Kính Doanh Nhân
-
Khám bệnh, tặng quà cho ngư dân...
Chương trình thực hiện nhiều hoạt động thiết thực tại tỉnh Tiền Giang như...
-
Chuyện một người Kinh trồng quýt Thái...
PHÚ THỌ Tôi ngồi trên lớp cỏ xanh mướt, dưới bóng mát của những gốc...
-
Động lực tăng trưởng nông nghiệp từ...
Thời gian qua, các FTA đã tác động mạnh mẽ đến tốc độ tăng...
Sự Kiện
-
1
Hàng nghìn con gia súc, gia cầm bị chết sau...
Chủ nhật, 15/09/2024 20:20 168 -
2
Một công ty chăn nuôi lãi 655 tỷ nửa đầu...
Thứ ba, 27/08/2024 08:23 249 -
3
Greenfeed vào Top công ty chăn nuôi heo lớn nhất...
Thứ sáu, 23/08/2024 11:43 222 -
4
Gần 400 tỉ đồng mở rộng nhà máy thức ăn...
Thứ sáu, 23/08/2024 11:32 226 -
5
Đơn đặt hàng cá tra có thể tiếp tục tăng...
Thứ sáu, 23/08/2024 11:06 193
Tin Xem Nhiều Nhất
-
1
-
2
-
3
-
4
-
5