Báo động hiệu ứng thắt cổ chai ở cá tra giống. Hình minh họa: Internet
Cổ chai di truyền (Population bottleneck) là sự suy giảm mạnh mẽ quy mô, hay số lượng cá thể, của một quần thể sinh vật. Hay do các yếu tố tác động làm cho số lượng lớn cá thể giảm sút đi một cách đột ngột, chỉ có một số ít cá thể được sống sót.
(Nguồn: vi.wikipedia)
Nguyên do của hiện tượng có thể là sự kiện môi trường hoặc do các hoạt động của con người tác động làm cho vốn gen của quần thể bị giảm sút một cách đáng kể. Sự kiện như vậy có thể làm giảm lượng gen của một dân số. Hậu quả là một số lượng cá thể trong quần thể nhỏ hơn với một sự đa dạng di truyền tương ứng nhỏ hơn, là nguồn gen ít đa dạng cho các thế hệ sinh sản hữu tính kế tiếp. Dẫn đến hệ lụy là sự mất mát các biến dị di truyền, giảm sự vững mạnh của quần thể và giảm khả năng thích nghi với thay của đổi môi trường (William R. Catton et al., 2009).
Các hoạt động thuần dưỡng và nuôi trồng sinh vật dẫn đến cổ chai di truyền trong quần thể sinh vật mà con người cách ly chúng. Dẫn đến các rối loạn di truyền hiếm gặp ở các giống nhất định, thể hiện các đặc điểm phục vụ nhu cầu của con người nhưng lại là kém cạnh tranh đối với các yếu tố tự nhiên so với đời sống hoang dã của chúng (Curtis W. Marean, 2013).
Trong ngành công nghiệp sản xuất cá tra giống ở nước ta đã và đang đối mặt với hiệu ứng “thắt cổ chai” một cách nghiêm trọng khi có rất nhiều báo động về tình trạng suy giảm chất lượng nhanh chóng của các thế hệ cá tra giống. Hiện nay, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 200 trại sinh sản cá tra bột và 4.000 hộ ương cá giống. Sản lượng cá giống toàn vùng đạt trên dưới 2 tỷ con mỗi năm, về cơ bản đáp ứng cho nhu cầu nuôi. Tuy nhiên, do thị trường cá tra nguyên liệu không ổn định đã dẫn đến tình hình sản xuất cá tra giống cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, tỷ lệ hao hụt trong các ao nuôi cá tra hiện nay lên đến 30 - 35%, cá biệt có những ao nuôi cá tra có tỷ lệ hao hụt lên đến 40 - 50% . Rõ ràng với tỷ tệ hao hụt lớn như thế, thiệt hại cho người nuôi là rất cao và khó đạt được năng suất và sản lượng dự kiến.
Bên cạnh đó, “thắt cổ chai” di truyền làm cho khả năng chống chịu với các yếu tố môi trường của cá giống trở nên kém đi và nhiều dịch bệnh bùng phát hơn. Theo kết quả khảo sát gần đây của Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nước ngọt Nam Bộ, tỷ lệ cá tra nuôi ở ĐBSCL bị nhiễm bệnh là khá cao. Hầu như tất cả các vùng nuôi đều xuất hiện những loại bệnh phổ biến trên cá tra như xuất huyết, trắng mang, trắng gan, và nhất là căn bệnh nguy hiểm gan thận mủ… Có những vùng nuôi, tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%. Chất lượng giống cá tra thấp không những ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cá nuôi, năng suất và thời vụ… mà còn ảnh hưởng đến cả chất lượng cá nguyên liệu. Chất lượng cá nguyên liệu bị giảm sút một cách trầm trọng. Cá dễ bị còi cọc, dị hình, màu thịt cơ xấu, tỷ lệ thu hồi fillet giảm.
Mặc dù bệnh xảy ra trên cá có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: vi khuẩn gây các bệnh xuất huyết, đốm trắng…, các loài ký sinh trùng (trùng mỏ neo, trùng bánh xe, giun tròn…), giáp xác ký sinh và nấm gây hại. Bên cạnh đó, cũng phải kể chế độ dinh dưỡng: thiếu vitamin, thiếu canxi và các yếu tố môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm… Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng cá tra giống đã xuống cấp đến mức đáng báo động. Việc chất lượng đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, lai cận huyết, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các cơ sở sản xuất cá bột, cho cá đẻ ép, đẻ non và đẻ nhiều lần trong năm…thúc đẩy ngành cá tra giống nhanh chóng đến với “cổ chai di truyền” và chật vật với cái eo thắt hẹp đó.
Không chỉ cá tra, tôm sú... và các loại thủy sản khác cũng đang đối mặt hiệu "ứng thắt cổ chai" một cách nghiêm trọng. Ảnh Internet
Không chỉ có cá tra giống, mà tất cả đối tượng nuôi trong lĩnh vực thủy sản nói riêng và vật nuôi nói chung cần phải hết sức chú ý đến hiệu ứng này. Chính vì thế, việc cải thiện di truyền để để có con giống sạch bệnh, có sức đề kháng tốt, tốc độ tăng trưởng nhanh… nhằm tạo điều kiện cho quá trình nuôi thương phẩm gặp nhiều thuận lợi hơn là điều rất cần thiết.
Để khắc phục hiệu ứng “thắt cổ chai”, hầu hết các nhà chuyên môn đều cho rằng, trước hết phải giải quyết các vấn đề về kỹ thuật, nghiên cứu hoàn thiện quy trình ương cá tra giống để áp dụng thống nhất trong cả nước. Nâng cao chất lượng đàn cá bố mẹ; khuyến cáo, hướng dẫn người sản xuất cá bột không cho cá bố mẹ đẻ nhiều lần, tăng cường kiểm tra, kiểm soát lượng cá giống lưu thông trên địa bàn. Với mục đích đa dạng hóa các biến dị nhằm tăng cường khả năng thích ứng với các biến động của môi trường.
Bên cạnh đó, phải thực hiện các giải pháp quản lý như: xây dựng được chuỗi liên kết dọc sản phẩm thủy sản, cấp mã số truy xuất nguồn gốc, xã hội hóa hoạt động sản xuất giống cá tra, tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền các văn bản pháp luật trong sản xuất, kinh doanh giống thủy sản.
TRỊ THỦY
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.
Hotline: 091 567 2347
Email: bahembianhapkhau@gmail.com
Web: bahembia.com
----------------------------------------
Đơn vị phân phối:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 08.6260 0412 -Fax: 08.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com
Kho hàng: Lô F9, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh