Tài liệu thủy sản

Tôm chữa lành cá bị thương

Thứ hai, 27/08/2018 08:00 lượt xem: 805

 

Tôm chữa lành cá bị thương

Ảnh: aqtnews.com​

Một báo cáo mới đây cho thấy khả năng tuyệt vời của tôm bác sĩ trên cá bị thương.

Nghiên cứu sinh David Vaughan đang làm việc trên một dự án do Tiến sĩ Kate Hutson đứng đầu tại Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản Nhiệt đới Bền vững của JCU.

Ông cho biết điều quan trọng là phải biết tôm tương tác với cá như thế nào, vì nhóm nghiên cứu đang trong quá trình xác định các loài tôm tốt nhất để sử dụng cho việc làm sạch ký sinh trùng trong ngành nuôi cá thương phẩm và cá cảnh.

"Khoảng 30-50% cá nuôi ở Đông Nam Á, vùng sản xuất cá lớn nhất trên thế giới, bị nhiễm ký sinh trùng. Chúng tôi biết rằng tôm giúp làm sạch ký sinh trùng từ cá và nếu chúng ta có thể xác định một loài tôm thực sự có hiệu quả và không gây hại cho cá, thì đây là một phương pháp an toàn thay thế cho việc sử dụng hóa chất", ông nói.

Ông cho biết mối quan hệ giữa tôm bác sĩ và cá là khá phức tạp, với tôm được biết là ăn chất nhầy của cá và cá thỉnh thoảng cũng ăn tôm.

Trong tự nhiên một số loài cá bị thương đã được quan sát thấy thường xuyên được làm sạch bởi các loài cá cộng sinh khác nhau. Mối quan hệ cộng sinh giữa cá bị thương và cá làm sạch chỉ được quan sát thấy trong tự nhiên và chưa bao giờ được chứng minh thực nghiệm trên các loài tôm làm sạch như tôm bác sĩ.

Tôm vệ sinh thái bình dương (Danh pháp khoa học: Lysmata amboinensis) là một loài tôm biển trong họ Hippolytidae, chúng còn được gọi là tôm bác sĩ được biết đến là loài tôm chuyên dọn dẹp môi trường nơi chúng đang sống, chính vì vậy chúng được ưa chuộng nuôi trong bể thủy sinh cảnh.

Nguồn: James Cook University

Đây là một trong những loài tôm lau dọn hiếm nhất, chúng sẽ lập một nhà ga làm sạch ở đầu khu vực lãnh địa của chúng và phát sóng ăng-ten qua những chiếc râu để các loài cá lớn dừng lại rồi chúng sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ vệ sinh của mình. Nhiệm vụ chúng đang loại bỏ ký sinh trùng và những lớp mô chết. Chúng sẽ thăm dò khắp cơ thể con cá, mang cá và đôi khi cả trong miệng cá để loại bỏ ký sinh trùng và mô chết.

Tôm bác sĩ là loài tôm có kích thước nhỏ, chiều dài toàn thân tối đa đạt 5-6cm. Chúng có 5 đôi chân bơi, 5 đôi chân bò, 3 đôi chân hàm và 2 đôi râu. Trên thân tôm bác sĩ có 1 ban màu đỏ chạy dọc bên thhaan, chính giữa có sọc trắng kéo dài đến cuối telson nhưng đứt quãng tại nữa đầu của telson (Curt Fiedle,1998).

Ông Vaughan cho biết rằng các nhà khoa học được biết rằng cá bị thương đã đến thăm các trạm làm sạch của tôm vệ sinh để loại trừ ký sinh trùng, nhưng câu hỏi là liệu tôm có lợi dụng cá bị thương và ăn cá bị thương hay không.

Các nhà khoa học sử dụng máy ảnh độ nét cao để ghi lại các chi tiết về sự tương tác giữa tôm làm sạch (Lysmata amboinensis) và loài cá (Pseudanthias squamipinnis) bị thương.

"Chúng tôi thấy rằng tôm không làm trầm trọng thêm các vết thương hiện có hoặc làm tổn thương thêm cá", ông Vaughan nói. Ông cũng cho biết phân tích hình ảnh cho thấy tôm bác sĩ đã thực sự làm giảm viêm quanh vết thương của cá.

Vết thương trên cá là cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập và gây bệnh thứ cấp như virus hay vi khuẩn, và việc giảm viêm cho vết thương của tôm trên cá có thể giảm nhiễm trùng và giảm nguy cơ bị bệnh khác của cá.

Ông Vaughan cho biết tôm bác sĩ cũng được biết là gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của cá - khách hàng của chúng - bằng cách giảm mức độ căng thẳng như một chức năng làm sạch, đồng thời làm tăng khả năng tự chữa lành trên cá. Tôm bác sĩ không làm trầm trọng thêm thương tích hiện tại, cũng không tạo thêm thương tích cho cá điều này cho thấy việc làm sạch cá bị thương bằng tôm bác sĩ có thể liên quan đến hành vi làm sạch thực sự mở ra ứng dụng mới cho ngành cá công nghiệp khi sử dụng tôm bác sĩ cho phòng trị bệnh ký sinh trùng trên cá biển nuôi.

VĂN THÁI (Lược dịch) 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện