Tài liệu thủy sản

Tích hợp đầu tư khoa học thủy sản

Thứ ba, 01/03/2016 13:22 lượt xem: 754

Đây là điều kiện cần thiết để đưa ngành nuôi trồng chế biến thủy sản đến thành công. Tuy nhiên hiện nay, đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn còn thiếu trọng tâm và chưa sát thực tế.

Nhân lực đã có

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ tính riêng lĩnh vực nông nghiệp đã có trên 10.000 cán bộ nghiên cứu hay trên 100 viện, trung tâm nghiên cứu của Bộ NN&PTNT. Chưa kể khoa học có tính liên ngành, nên rất nhiều bộ ngành khác cũng nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản…

Hai vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm trong thời gian qua là sản xuất giống và các công nghệ vi sinh. Chỉ riêng các công trình khoa học ứng dụng công nghệ sinh học trong thủy sản giai đoạn 2006 - 2014 đã triển khai được 47 nhiệm vụ trong ngành thủy sản (trong số 130 nhiệm vụ trong toàn ngành nông nghiệp). Điều này cho thấy, khoa học kỹ thuật ngày càng được trân trọng và người nông dân từ chỗ nuôi trồng theo tập quán cũng đã và đang quan tâm hơn đến các quy trình công nghệ, đến con giống hay chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Song, đánh giá chung việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất kinh doanh vẫn còn một khoảng cách. Chẳng hạn, công tác chế biến, bảo quản sau thu hoạch, tỷ lệ tổn thất trên tàu cá vẫn còn ở mức 20 - 30%. Cùng đó, nhiều lĩnh vực còn phụ thuộc vào “đầu ngoại” của các công ty, như phải nhập khẩu con giống, thức ăn tôm.

Nhưng cơ chế chưa rõ

Theo đánh giá chung, đầu tư cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp Việt Nam hiện mới chỉ bằng 1/10 các nước phát triển trong khu vực.  Bộ NN&PTNT đề ra giải pháp sẽ tăng cường đầu tư cho khoa học và công nghệ lĩnh vực nông nghiệp, đạt 0,5% GDP vào năm 2020. Ước tính tổng kinh phí phục vụ cho công tác nghiên cứu lĩnh vực nông nghiệp trong 8 năm (2013 - 2020) khoảng 13.000 tỷ đồng, còn kinh phí chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới khoảng 4.000 tỷ đồng; Tỷ lệ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm 30% trong tổng số doanh nghiệp nông nghiệp đến năm 2020. Đến năm 2020, 80% số tổ chức khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn công lập đạt trình độ khu vực, trong đó 20% đạt trình độ quốc tế.

Tuy nhiên, điều này không dễ thực hiện trong khi mặt bằng khoa học công nghệ Việt Nam đang khá thấp so với khu vực, như đánh giá của nhiều nhà khoa học khi trao đổi với chúng tôi. Lý do là “khoa học nông nghiệp nói riêng và khoa học thủy sản nói chung xây dựng dựa trên nền tảng khoa học cơ bản của đất nước và tính liên ngành đòi hỏi rất cao”.

Song có một thực tế, không ít các nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thủy sản lại sẵn sàng lập các công ty tư nhân, trung tâm nghiên cứu ứng dụng riêng, trong khi vốn liếng của họ rất hạn chế.

Trao đổi với chúng tôi, một nhà khoa học trong lĩnh vực sinh học cho biết, anh và các đồng nghiệp “mở công ty riêng là để chủ động thực hiện các nghiên cứu và ứng dụng của mình; vì nghiên cứu về thủy sản thì vòng đời con tôm rất ngắn, đòi hỏi các nghiên cứu phải được triển khai quyết liệt, mới sớm thu được kết quả tốt. Trong khi, làm việc ở các cơ quan nghiên cứu nhiều thủ tục nhiêu khê dẫn đến việc các đề tài không được thực hiện rốt ráo nên không đến được với người dân”. Hiện công ty của anh đã “đưa nhiều chế phẩm sinh học đến với người nuôi, được đánh giá cao, các mô hình nuôi rất thành công”.

Mặt khác, một nhóm các nhà khoa học giỏi làm việc tại các trung tâm nghiên cứu lớn đã cùng nhau lập một công ty trong ngành thủy sản để ứng dụng các nghiên cứu vào sản xuất. Công việc của họ khá gian nan, vì các nhà khoa học “không quen chuyện làm ăn kinh tế; nhưng thôi thúc lớn nhất đối đó là việc ứng dụng các nghiên cứu vào đời sống thực tế cần phải được thúc đẩy nhanh hơn nữa”.

 

Cần sự phối hợp chặt chẽ

Nhiều năm gắn bó với ngành thủy sản, chúng tôi nhìn thấy sự khác biệt giữa các công ty thủy sản Việt Nam với các công ty nước ngoài và liên doanh chính là ở khoa học công nghệ. Trong khi, các công ty trong nước chủ yếu đề cao việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, con giống theo kiểu chuyển giao chìa khóa trao tay; ngược lại, các công ty nước ngoài và liên doanh luôn luôn có những trung tâm nghiên cứu cơ bản hoạt động hết sức tích cực với nhiều nhà khoa học uy tín, thậm chí thu hút nhiều nhà khoa học Việt Nam cộng tác.

Đơn cử, một công ty sản xuất thức ăn ở châu Âu cho biết, họ có nhiều chi nhánh chuyên nghiên cứu thức ăn cho cá rô phi, mặc dù loài cá này rất ít nuôi ở nước của họ (đơn giản, họ là đối tác chặt chẽ của các công ty sản xuất thức ăn cho các rô phi ở nhiều châu lục). Hay một công ty sản xuất vaccine của nước ngoài chỉ mới thành lập và phát triển khoảng 15 năm, nhưng các nghiên cứu của họ đã ứng dụng hiệu quả, giúp việc nuôi cá được cải thiện rõ rệt.

Việc liên kết giới nghiên cứu với các doanh nghiệp và các vùng nuôi sẽ tạo điều kiện cho các nghiên cứu cơ bản của nhà nước và các nghiên cứu ứng dụng của doanh nghiệp cùng song song phát triển và hỗ trợ cho nhau. Đây cũng là nhận xét chung của các nhà khoa học trong lĩnh vực thủy sản. Song, để đưa ra một chương trình, một dự án liên kết tầm cỡ có thể triển khai trong thực tế chắc chắn cần sự chung tay của nhiều ban ngành và giới doanh nghiệp Việt Nam. 

>> Để tạo được “bản sắc” và thế mạnh, theo kinh nghiệm của các tập đoàn lớn trên thế giới, thì các công ty hay các tập đoàn cần phải có nghiên cứu khoa học riêng. Điều này không thể không làm dù rằng tốn kém và hiệu quả còn không thể nhìn thấy ngay được.

 Cre: Báo Thủy sản

 

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0946 705 238

                             

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện