Tin tức thủy sản

Nóng từ vùng nguyên liệu cá tra

Thứ ba, 08/08/2017 08:00 lượt xem: 2060

Dù có chựng lại phần nào nhưng giá cá tra thời điểm cuối tháng 4-2017 vẫn ở ngưỡng kỳ vọng của nhiều nông dân nuôi cá. Nhiều hộ tính đến việc mở rộng diện tích nuôi. Tuy vậy, nếu không có sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi với doanh nghiệp thì sẽ không thể có chuỗi sản xuất ổn định, và không thể tránh khỏi vòng xoáy bị động khi đầu ra vẫn chỉ trông chờ vào xuất khẩu tiểu ngạch.

 

Nóng từ vùng nguyên liệu cá tra

Nóng từ vùng nguyên liệu cá tra

Xuất khẩu tỷ đô-la, sản xuất giống vẫn yếu?

Chuyện cá tra tăng giá liên tục trong năm tháng qua là tín hiệu tích cực cho người nuôi cá khi họ đã phải trải qua thời gian dài thua lỗ. Hiện giá bán cá tra ở mức 26 nghìn đồng/kg, nông dân nuôi cá đạt lợi nhuận 4.000 - 6.000 đồng/kg. "Trước đây nuôi năm hầm cá tra, nhưng đã treo hai hầm nuôi vì liên tiếp thua lỗ. Giờ cá tra tăng vọt, tôi dự định nuôi lại hết năm hầm" - anh Trần Văn Trường, người nuôi cá tra tại Cần Thơ cho biết. Câu chuyện cá tra được giá kỷ lục đang "hâm nóng" lại vùng nguyên liệu xuất khẩu trị giá "tỷ đô-la" ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), nhất là khi không ít nông dân đang rục rịch tăng diện tích nuôi lại cá tra.

Song theo TS Võ Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Cá tra Việt Nam cảnh báo: Việc người dân mở rộng diện tích nuôi cá tra ở thời điểm này có thể dẫn đến những rủi ro khó lường. Nếu phía Mỹ tiếp tục đưa ra các hàng rào về kỹ thuật thì sẽ tác động đến thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc. Một điều đáng lưu ý, gần đây kích cỡ cá tra và trọng lượng cá có xu hướng suy giảm so với nhiều năm trước đây. Nguyên nhân chủ yếu là do khâu đầu tư nghiên cứu sản xuất con giống chưa sâu.

Có lẽ câu chuyện cá tra phi-lê xuất khẩu gần 20 năm đến nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay vẫn yếu về khâu giống không khỏi làm ngạc nhiên nhiều người. Thật chua xót khi nhìn nhận, khâu sản xuất giống hiện nay không có cơ quan nghiên cứu sâu, chủ yếu do tư nhân đảm trách. Có người đặt vấn đề, là quốc gia nông nghiệp nhưng sao để khâu sản xuất con giống yếu kém? Bộ NN-PTNT có chỉ đạo về khâu sản xuất giống cá tra nhưng không rõ ràng... Trong bối cảnh hiện nay cần phải có sự đầu tư, hợp tác nghiên cứu sâu hơn để cải thiện chất lượng con giống?

Ðược biết, số cơ sở sản xuất cá giống và chất lượng con giống cá tra ở ÐBSCL đều có xu hướng giảm (kích cỡ cá giảm). Trong đó, tỷ lệ cá bột thả nuôi đến khi thu hoạch có khi hao hụt đến 50% do nguồn giống kém chất lượng. Trong bối cảnh đó, một thông tin đáng mừng là Viện Nghiên cứu Thủy sản II đang sản xuất ra giống cá tra chất lượng rất cao. Công ty TNHH Thủy sản Biển Ðông đã mua một số lượng lớn và có nhu cầu hợp tác với một số trung tâm giống nông nghiệp để sản xuất.

Cần sớm cảnh báo về thị trường

Thị trường xuất khẩu cá tra lâu nay vốn chịu nhiều hàng rào kỹ thuật khắt khe. Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã cố gắng phối hợp với nhiều tỉnh ÐBSCL lập bản đồ vùng nuôi thông minh để hình thành chuỗi nuôi cá tra bài bản, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Thế nhưng có một điều đáng buồn là đến nay vẫn còn một số tỉnh có vùng nuôi lớn trong vùng nhưng chưa làm xong quy hoạch vùng nuôi cá tra.

Ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang nhận định: Ðiều kiện tự nhiên để nuôi cá trên địa bàn tỉnh là thuận lợi. Khó khăn của người nuôi cá thời gian qua tập trung do đầu ra bấp bênh, thiếu thông tin; người nuôi chưa liên kết với DN, tỉnh chưa có cơ sở cung cấp con giống. Nguồn vốn mua thức ăn chiếm đến 70% trong giá thành nuôi cá nhưng nông dân khó tiếp cận vốn. Ðây cũng là những khó khăn chung của nông dân nuôi cá tra ÐBSCL.

Một vấn đề nổi lên nữa, hiện tỷ lệ xuất khẩu cá tra phi-lê xuất sang Trung Quốc tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu năm 2012, thị trường này chỉ chiếm khoảng 4%, thì năm 2016 đang tăng lên 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy vậy, nông nghiệp Việt Nam đã nếm trải nhiều bài học cay đắng về việc xuất tiểu ngạch. Vậy nên, TS Võ Hùng Dũng kiến nghị: "Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương cần nắm và cung cấp thông tin kịp thời về thị trường Trung Quốc, sớm đưa ra những cảnh báo cần thiết, để hạn chế rủi ro cho nông dân". Các chuyên gia kinh tế nhận định: Ðà suy giảm của xuất khẩu ở thị trường EU sẽ khó cải thiện, cả cá tra và mặt hàng tôm sẽ đối diện khó khăn và khó tiên lượng điều gì xảy ra. Thị trường Trung Quốc tăng tiêu thụ, nhưng các DN cần nhanh chóng học và tiếp cận với một cấu trúc thị trường mới để ứng phó.

Hơn lúc nào hết, chuyện liên kết giữa DN và người nuôi thông qua bao tiêu đầu ra được xem là giải pháp căn cơ bảo đảm sản xuất bền vững, giảm thiểu các rủi ro.

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong những tháng đầu năm 2017, nông dân ÐBSCL đã thả nuôi 739 ha và đã thu hoạch 672 ha, sản lượng hơn 210 nghìn tấn. Năm 2016, ÐBSCL thả nuôi hơn 3.000 ha cá tra, sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn. Trong đó, các tỉnh có diện tích nuôi cá tra lớn nhất trong vùng là Ðồng Tháp (995 ha), Bến Tre (727 ha), An Giang (617 ha), Cần Thơ (313 ha)…

Vĩnh Tường

Công Ty Thức ăn Chăn Nuôi và Trang trại có nhu cầu mua sản phẩm bột bã hèm bia vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.

Hotline: 091 567 2347

Email: bahembianhapkhau@gmail.com

Web: bahembia.com

----------------------------------------

Đơn vị phân phối:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 08.6260 0412 -Fax: 08.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện