Phóng sự- ký sự

Mô hình nuôi cá rô đồng an toàn sinh học

Thứ tư, 26/09/2018 08:00 lượt xem: 1303

 

Mô hình nuôi cá rô đồng an toàn sinh học

Ảnh minh họa: Internet​

Cá rô đồng có chất lượng thịt thơm ngon, không có xương dăm và có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua phong trào nuôi cá rô đồng phát triển mạnh cả về quy mô và mức độ thâm canh cao ngày càng cao, đối tượng này được nuôi với nhiều loại mô hình khác nhau, tùy theo mật độ mà quy mô nuôi khác nhau.

Việc xây dựng mô hình nuôi cá rô đồng bán thâm canh trong ao đất sử dụng men vi sinh là rất cần thiết khi nuôi với mật độ vừa phải và sử dụng chế phẩm vi sinh giúp cải thiện nguồn nước nuôi, hạn chế dịch bệnh và nâng cao chất lượng cá thương phẩm từ đó nâng cao được giá trị góp phần tái cơ cấu ngành hàng thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển bền vững.

Với sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2018 của Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn, bà Võ Thị Vân ngụ tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang tham gia mô hình với thời gian nuôi: 2,5 tháng. Ao nuôi có diện tích 1.000m2. Độ sâu ao 3,5m. Hệ thống cống cấp và xả nước chủ động. Đã thả 15.000 con cá rô đồng cỡ 160 con/kg. Giống cá đồng đều, khỏe mạnh. Thức ăn nuôi cá là thức ăn viên có độ đạm 35-40 %, cở viên 2-3 mm, với lượng thức ăn từ 5-7 %. Cho cá ăn ngày 2 lần: 7h và 17h, quan sát lượng thức ăn cho cá ăn mỗi ngày để điều chỉnh cho phù hợp tránh thiếu hoặc dư thừa thức ăn.

Men vi sinh được sử dụng ở dạng bột, có tác dụng bổ sung nguồn vi sinh có lợi trong nước nuôi, từ đó giúp nước ao duy trì chất lượng ổn định, hạn chế nồng độ khí độc trong nước nuôi. Mô hình nuôi ít thay nước, luôn giữ nước ao luôn sạch bằng cách quản lý thức ăn tốt, khi thấy nước bẩn, cần thay 20 – 30% lượng nước trong ao. Định kỳ 15 ngày, tạt men vi sinh nhằm giảm thiểu khí độc nâng cao chất lượng nước trong ao, bằng cách hòa tan vào nước rồi tạt đều ao. Sau khi thả cá được 10 ngày thì mưa bão kéo dài, môi trường nước thay đổi, nhiệt độ nước giảm dần nên cá rô đồng còn nhỏ đã xuất hiện bệnh. Sau chuẩn đoán thì xác định cá bị bệnh xuất huyết. Điều trị: trộn kháng sinh Oxytetracyline, liều lượng 5mg/kg thức ăn, cho cá ăn liên tục 5 ngày. Kết hợp tạt Novadine: 3mL/m3 nước ao, cách này tạt 1 lần. Sau 5 ngày điều trị, cá bệnh hết hẳn. Kết quả, sản lượng cá thu được là 1.250 kg cá. Khối lượng trung bình cá rô khi thu hoạch 11 con/kg. Lợi nhuận hơn 11 triệu đồng.

Buổi hội thảo thực hiện được tham gia đông đủ từ các hộ nông dân lân cận, được quan tâm từ chính quyền xã và bộ phận truyền thông; với mục tiêu tuyên truyền và vận động nông dân tham gia sản xuất nông nghiệp hướng đến sản phẩm sạch, chất lượng và thân thiện môi trường. Tuy nhiên, cần lưu ý bà con rằng, cá rô đồng là 1 loài cá đồng để lợi nhuận cao hơn bà con cần thả cá trước tháng 5 và sau tháng 10 dương lịch nhằm thu hoạch khi giá bán cá cao. Vì nếu ngày thu hoạch cận ngày cá đồng rộ nên giá bán không được cao.

Tường Khanh Khuyến nông Thoại Sơn - An Giang

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện