Hiệu quả mô hình nuôi cá Kèo ở xã Lạc Hòa (Vĩnh Châu, Sóc Trăng).
Hộ ông Trần Vĩnh ở ấp Đại Bái, xã Lạc Hòa, năm nay ông đã chuyển trên 3.000 mét vuông nuôi Tôm sang nuôi cá Kèo, ông cho biết: “Trước đây tôi nuôi Tôm sú cũng trúng mùa lắm, nhưng dần dần thì thất nhiều hơn trúng, do đất mình nuôi Tôm liên tục nên bị ô nhiễm, tích tụ nhiều mầm bệnh. Qua tham quan học hỏi, 2 năm trở lại đây tôi chuyển sang nuôi cá Kèo ít rủi ro hơn và bán cũng được giá nên ít nhiều gì cũng có lời”.
Với 3.000 mét vuông mặt nước ông Vĩnh thả nuôi 450 ngàn con giống, chi phí trên 200 triệu đồng, đợt cá này sắp xuất bán, tuy nhiên do con giống ông mua khá cao 450 đ/con, với giá bán hiện nay từ 65 ngàn đến 70 ngàn đồng/kg, nếu thu hoạch cá sớm thì không có lời nhiều, ông Vĩnh cho biết: “Nuôi cá Kèo chi phí khá nhiều, nếu kéo dài thời gian nuôi, cá lớn thì có lời nhiều hơn. Còn nếu nuôi khoảng 4 tháng đã thu hoạch thì lợi nhuận ít hơn”.
Các hộ nuôi cá Kèo ở xã Lạc Hòa cho biết, nuôi cá Kèo hiệu quả không cao bằng nuôi Tôm nhưng mang tính bền vững, cá ít bệnh, dễ nuôi, dễ tiêu thụ. Ông Trương Văn Vũ – Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Hòa, cho biết: “Vài năm trở lại đây do ảnh hưởng biến đổi khí hậu nên môi trường nuôi Tôm trên địa bàn thường bị dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại cho hộ nuôi. Từ đó nhiều bà con đã chuyển sang nuôi cá Kèo. Tuy lời không bằng nuôi Tôm nhưng ít rủi ro, đảm bảo lợi nhuận”.
Tham quan ao nuôi cá kèo của ông Trần Vĩnh ở xã Lác Hòa, thị xã Vĩnh Châu.
Năm 2014, diện tích Tôm thẻ thiệt hại ở Lạc Hòa chiếm gần 40% và Tôm sú thiệt hại khoảng 18%. Vì vậy phần lớn diện tích chuyển đổi từ nuôi Tôm sang nuôi cá Kèo bắt đầu từ năm 2014 đến nay đã trên 20 hộ với hơn 20 ha. Sang năm 2015, dù diện tích nuôi Tôm thẻ thiệt hại giảm so với năm trước chỉ khoảng 28%, nhưng Tôm sú thiệt hại chiếm đến 27% diện tích, tăng gần 10% so với cùng kỳ. Trước thực trạng đó nhiều hộ đã chuyển sang nuôi cá Kèo và khá thành công, vừa giúp ổn định kinh tế gia đình vừa đa dạng hóa các loài thủy sản ở vùng ven biển Vĩnh Châu./.
cre: tepbac
Chuyên cung cấp: + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,... + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua.... ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0949 049 229 _ Thảo FB: facebook.com/thaotkp skype: Thao_pea |