Hình minh họa. Nguồn Internet
Thiếu vốn nuôi tôm
Một trong những khó khăn trong phát triển nghề nuôi tôm lâu nay chính là doanh nghiệp và nông dân đều thiếu vốn đầu tư. Đối với các ngân hàng, đầu tư vốn cho nuôi tôm bị xếp vào nhóm rủi co cao nên phần lớn các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng khác đều ưu tiên đầu tư cho cây lúa. Vùng sản xuất tôm phía Nam Quốc lộ (QL) 1A gần như bị các ngân hàng "khóa cửa" nhường chỗ cho cây lúa của nông dân vùng sản xuất phía Bắc QL1A. Bởi người nuôi tôm vùng Nam QL1A đã đẩy nhiều ngân hàng vào cảnh rủi ro do nợ xấu tăng cao, tài sản của người vay không thể thanh lý hoặc hóa giá bán rẻ, và có ngân hàng chưa thu hồi được nợ.
Mặc dù các ngân hàng không công khai chuyện “quay lưng” đầu tư cho nuôi tôm, vì thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là phải ưu tiên vốn cho phát triển nông nghiệp - nông thôn, song hầu như các ngân hàng đều “triệt buộc” nông dân bằng cách phải chứng minh được hiệu quả và nắm chắc lợi nhuận từ nuôi tôm. Trong khi đó, nuôi tôm là nghề mang tính đặc thù, rủi ro cao. Chỉ cần thời tiết thay đổi, hoặc gặp sự cố về môi trường, dịch bệnh là coi như cầm chắc thua lỗ. Vì vậy, khi nông dân làm thủ tục vay tiền để thực hiện các dự án hay mô hình nuôi tôm đều bị các ngân hàng xếp vào nhóm không khả thi và rủi ro cao.
Cần chính sách đặc thù
Thông thường, khi các doanh nghiệp, nông dân không vay được tiền đều cho rằng ngân hàng cố tình làm khó. Tuy nhiên, cần hiểu rằng đó là nguyên tắc, chuyện phải làm của các ngân hàng. Bởi, ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác, phải huy động vốn cho vay, phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng và phải hạch toán lãi, lỗ. Do vậy, các ngân hàng chọn giải pháp an toàn theo phương châm “đã đầu tư thì phải sinh lãi”. Nếu như vỡ nợ, mất khả năng thanh toán, đối tượng chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật không ai khác chính là ngân hàng.
Trong cuộc hội thảo tham vấn về giải pháp phát triển cho vay theo chuỗi giá trị tôm (vừa tổ chức tại Bạc Liêu), ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho rằng: “Để cho vay theo chuỗi giá trị tôm, cần xây dựng hành lang pháp lý, các định chế tài chính, có doanh nghiệp tham gia chuỗi”. Thực tiễn đã chứng minh, tuy con tôm được xếp vào một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại ngoại tệ cao, thế nhưng việc thực hiện các chính sách tín dụng cho phát triển con tôm trong thời gian qua còn nhiều bất cập. Các chính sách hỗ trợ được ban hành, nhưng còn chung chung và chưa đảm bảo hài hòa lợi ích của nông dân và ngân hàng; việc xây dựng liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo; các bên chưa thực hiện đúng cam kết; vai trò “trọng tài” của Nhà nước chưa được phát huy.
Để xây dựng thành công cho vay theo chuỗi giá trị tôm, góp phần giải quyết khó khăn về nguồn vốn phục vụ nuôi tôm, cần thực hiện có hiệu quả các quy định về pháp lý. Đó là các quy định về cho vay mà ngân hàng không thể từ chối nếu như nông dân, doanh nghiệp chứng minh được tính khả thi của mô hình, dự án; có cơ chế xử lý rủi ro, đảm bảo lợi ích của các bên (nông dân, doanh nghiệp, ngân hàng) và các bên phải chịu trách nhiệm của mình trong thực hiện đầu tư, liên kết sản xuất; và cần lắm việc thực hiện chính sách bảo hiểm cho con tôm.
Báo Bạc Liêu
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.
Hotline: 091 567 2347
Email: bahembianhapkhau@gmail.com
Web: bahembia.com
----------------------------------------
Đơn vị phân phối:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 028.6260 0412 -Fax: 028.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com
Kho hàng: Lô F9, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh