Thế giới ngóng Yellen
Cuối năm 2014, lần đầu tiên chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen không còn dùng tới cụm từ "cam kết giữ lãi suất ở mức gần 0% trong một thời gian đáng kể", mà thay bằng "kiên nhẫn chờ thời gian thích hợp".
Tới cuộc họp giữa tháng 3/2015, từ "kiên nhẫn" đã không còn, Fed chính thức phát đi tín hiệu sẽ nâng lãi suất.
Kể từ đó, hơn nửa năm qua, cả thế giới luôn trong tình trạng thận trọng với diễn biến và xu hướng của đồng USD. Trung Quốc im ắng nghe ngóng, châu Âu hồi hộp, còn các nền kinh tế mới nổi lo sợ, giật mình về những tín hiệu phát đi từ Janet Yellen.
Các nước lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực của một đồng USD mạnh lên, trong khi đó giới đầu cơ e ngại có thể bị tổn thương nếu phản ứng quá đà trong khi không biết người đàn bà Do Thái, Chủ tịch Fed sắp làm gì.
Quan trọng là vậy nhưng trong cả 3 kỳ họp gần đây và tại nhiều phát biểu bên lề cũng như trong phiên điều trần, bà chủ tịch Fed không đưa ra một thông tin nào rõ ràng thực sự về một kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ, nâng lãi suất từ mức thấp kỷ lục gần 0% trong 6-7 năm qua của Mỹ.
Cho đến nay, giới đầu tư vẫn chưa biết liệu bà Yellen có tăng lãi suất vào cuối 2015, đầu 2016 hay không? Mức tăng là bao nhiêu? Sẽ tăng bao nhiêu lần? Kéo dài bao lâu?...
Trong mỗi kỳ họp, bà Yellen đều bày tỏ quan điểm khá nhất quán: lãi suất cơ bản sẽ được tăng trong năm 2015. Tuy nhiên, trong tất cả quyết định gần đây nhất, câu trả lời vẫn là không, chưa tăng lãi suất.
Trong phiên họp rất được kỳ vọng hồi giữa tháng 9, cho dù vấp phải sự chỉ trích của rất nhiều người bao gồm cả chính nội bộ Fed, nhưng NHTW nước Mỹ vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất gần 0%.
Khi đó, bà Yellen cho rằng, chính sách tiền tệ hiện nay là phù hợp nhưng lạm phát của Mỹ liên tục ở mức thấp (so với mục tiêu 2%) nên họ phải duy trì lãi suất thấp kỷ lục. Mặc dầu vậy, bà vẫn cho biết lãi suất có khả năng tăng vào một thời điểm nào đó ngay năm nay.
rong cuộc họp hôm 8/10, chủ tịch Fed tiếp tục giữ quan điểm "sẽ tăng lãi suất cơ bản" nhưng chốt lại Fed tạm thời không tăng lãi suất do lạm phát thấp.
Tại cuộc họp 27-28/10, Fed đã đưa ra một quyết định được xem là trái ngược với dự đoán của phần lớn các giới chuyên gia kinh tế. Cơ quan này tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục và để ngỏ cánh cửa thắt chặt chính sách tiền tệ trong cuộc họp tháng 12.
Mỹ trì hoãn vì Trung Quốc và thế giới?
Với hàng loạt các động thái trì hoãn, Fed đã thiết lập một kỷ lục mới về khoảng thời gian nới lỏng chính sách tiền tệ dài nhất trong hơn một trăm năm qua. Chính vì vậy, khả năng tăng lãi suất trong ngắn hạn được rất nhiều chuyên gia và tổ chức dự đoán.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng TTCK tại Trung Quốc hồi tháng 6-7 và quyết định phá giá sốc đồng NDT hồi tháng 8 đã gây khó cho Mỹ. Đây có lẽ là lý do khiến Mỹ trì hoãn và tính toán lại về lãi suất.
Trong cuộc họp giữa tháng 9, trọng tâm của buổi họp báo giải thích lý do không tăng lãi suất, bà Yellen tập trung chủ yếu vào những lo ngại kinh tế toàn cầu, sự suy giảm tăng trưởng ở nhiều nước như Trung Quốc… và những biến động khó lường của chứng khoán toàn cầu. Mỹ sợ bị ảnh hưởng ngược bởi những bất ổn trên thế giới.
Mặc dù vậy, trên thực tế, những tác động trực tiếp từ chính sách tới nền kinh tế Mỹ được đánh giá mới thực sự lớn. Mỹ muốn duy trì một chính sách hợp lý để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, cải thiện tình hình việc làm… vẫn là ưu tiên hàng đầu.
Những phát biểu gần đây cho thấy, bà Yellen có thể không thể trì hoãn thêm nữa. Mỹ không thể chờ Trung Quốc ổn định rồi mới tăng lãi suất, nhất là nhiều dự báo gần đây cho thấy kinh tế Trung Quốc đang ở giai đoạn chuyển từ phát triển về lượng sang phát triển về chất. Khoảng thời gian này sẽ rất dài và chông gai.
Trong các cuộc họp và phát biểu gần đây, bà Yellen không còn nói nhiều tới thế giới, thay vào đó là diễn biến kinh tế trong nước. Nữ chủ tịch này đã đề cập tới khả năng tăng lãi suất bất chấp lạm phát chưa đạt được mức mục tiêu. Bà Yellen cho rằng, đà tăng của giá cả đang bị ghìm lại bởi các yếu tố tạm thời, như giá dầu thấp. Lạm phát Mỹ có thể tới cuối 2018 vẫn không đạt được mục tiêu 2%.
USD tăng Mỹ chưa hẳn đã thiệt hại. Một đồng USD mạnh giúp dòng vốn của Mỹ ồ ạt vào các nước khác, trong đó có Nhật và châu Âu, để thâu tóm các loại tài sản gồm cả BĐS giá rẻ tại đây. Bên cạnh đó, Mỹ đang là chủ nợ của thế giới sau một thời gian USD rẻ rúng. USD tăng giá cũng khiến Mỹ có lợi.
Mặc dù vậy, trên thực tế, Mỹ không muốn đồng USD tăng giá quá mạnh, làm thiệt hại tới xuất khẩu và lợi nhuận của các DN trong nước. Những đợt tăng bùng phát trước mỗi cuộc họp (như hồi tháng 3, tháng 7 và tháng 9) có thể góp phần khiến Fed quyết định trì hoãn tăng lãi suất. Đây có lẽ là lời cảnh báo của bà Yellen đối những tay chơi, đầu cơ USD.
Công ty Thiên Khôn phú chúng tôi chuyên cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như:bã hèm bia,bột xương thịt,bã nành,bột cá,cám dừa,cám bắp,bã đậu phộng, bột đầu tôm, bột lông vũ,...
Quý khách nào có nhu cầu sử dụng hoặc cần biết thêm thông tin về sản phẩm vui lòng liên hệ 0946.888.249 gặp Thảo