Phóng sự- ký sự

Cây cầu của một đời làm nông...

Chủ nhật, 15/11/2015 07:58 lượt xem: 720

Cả đời làm nông tích lũy được 110 triệu, ông Thành không sửa sang căn nhà cấp bốn sập xệ mà lại lấy số tiền đó đem đi xây cầu... 

Suốt 1 đời làm nông, tích lũy được gần 110 triệu đồng. Căn nhà cấp bốn xây dựng chắp vá từ trước đây giờ đã “già nua”, xuống cấp, vậy nhưng nông dân Lê Văn Thành (SN 1962) ở xóm Thọ Phú Nam, thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ (TX. An Nhơn, Bình Định) không nghĩ đến chuyện sửa nhà, mà dùng tiền tích lũy được xây cây cầu để người dân 2 làng đi lại. Ở nhà xập xệ, bỏ tiền xây cầu Nghe chuyện một nông dân bỏ ra hàng trăm triệu để xây cây cầu dân sinh, tôi suy diễn chắc đây là một “phú nông”. Bởi suy nghĩ, số tiền hơn trăm triệu tuy không lớn đối với nhiều người có địa vị trong xã hội, doanh nhân, nhưng sẽ rất lớn đối với một nhà nông, chỉ có hàng “phú nông” mới hào phóng đến vậy. Thế nhưng loanh quanh mãi trên những con đường bê tông ngoằn ngoèo tại vùng quê thuần nông Thọ Phú Nam, tôi mới tìm ra căn nhà cấp bốn không lấy gì làm khang trang lắm của nông dân Lê Văn Thành, người xây cầu. Bên hông nhà còn có ngôi chuồng bò sặc mùi cỏ tươi và mùi rơm rạ. Nghe có khách đến, ông Thành vội rời chuồng heo phía sau nhà lên tiếp khách. Không khác gì những nông dân khác, ông có dáng người cần cù, lam lũ, hiền hậu. Ông làm tôi ngạc nhiên vì khi biết tôi đến để tìm hiểu chuyện ông bỏ tiền ra xây cầu phục vụ việc đi lại cho dân trong làng, ông nói bẽn lẽn: “Chuyện đâu có gì to tát mà lên báo chí vậy anh!”. Tuy nhiên, khi nói chuyện cuộc đời, ông như cởi mở hẳn ra. Khi đã lập gia đình, nhận thấy mấy sào ruộng nhà không đủ lo cho con cái học hành, ông Thành chọn nghề thợ nề làm kế mưu sinh. Nghề thợ nề nay đây mai đó, dãi nắng lấy tiền, nhưng ông Thành không nản chí, quyết tâm bám nghề để tích lũy tí vốn sau này về phát triển chăn nuôi. “Nghề thợ nề chủ yếu làm vào mùa nắng, hoạt động của nghề chủ yếu đầy người ngoài nắng, nên khi ấy người tôi còn quắt queo hơn. Khi miền Trung vào mùa mưa, chủ thầu đi lên các tỉnh Tây Nguyên nhận công trình, vì trên ấy đang vào mùa khô người ta xây dựng nhiều, mình phải đi theo, xa vợ xa con đến hết công trình mới được về thăm nhà. Cơ cực là vậy, nhưng sau khi hoàn thành mỗi công trình, trừ mọi khoản chi phí tôi cũng còn tích lũy được ít tiền. Thấy vậy mà ham, nên tôi “đeo” nghề suốt 15 năm ròng rã”, ông Thành nhớ lại. Đến năm 40 tuổi, ông Thành từ giã nghề thợ nề, về nhà chuyên tâm làm nông và chăn nuôi. Ông trồng lúa trên 8 sào ruộng, 6 sào đất thổ ông làm các loại cây màu. Tiền tích lũy từ nghề thợ nề, ông xây dựng chuồng heo, chuồng bò, mua con giống, phát triển thêm chăn nuôi. Ông nuôi không nhiều, chỉ 2 nái heo, 2 nái bò và nuôi thêm gà. Nông sản thu hoạch được, ông bán 1 phần để chi dùng trong gia đình, lo ơn nghĩa xóm giềng, lo cho con cái đi học, số còn lại ông dùng làm thực phẩm phục vụ chăn nuôi. Mỗi khi bán được đàn heo, con bò, khoản thu này là của để dành. Ngôi nhà gia đình ông đang ở ông cũng làm dần dần từ năm 1988. Có nghề trong tay, rảnh lúc nào ông làm lúc đó. Xây dựng 3 lần mới nên căn nhà rộng 90m2, nhưng ngôi nhà chỉ được làm có 120 bao xi măng, còn lại toàn vôi. Nhà xây xong, 3 năm sau mới trát được tường vì hết kinh phí. Khi ấy, chất lượng gạch dùng xây nhà cũng kém, nên bây giờ mảng tường bên trái đã bóc lớp vữa, lớp gạch bên trong lộ ra ngoài. Gạch cũng không còn nguyên vẹn, đã bục, chỉ cần lấy ngón tay chọc vào là thủng, vỡ....

Sau 30 năm vừa làm thợ nề, vừa làm nông, chăn nuôi, ông Thành tích lũy được gần 110 triệu đồng. Nếu là người khác, đứng trước căn nhà đã xuống cấp trầm trọng, ắt phải nghĩ ngay đến chuyện sửa nhà. Ông Thành thì không, ông không nghĩ đến căn nhà của mình, mà nghĩ đến sự bất tiện của người dân khi đi qua cây cầu tre lắc lẻo nối liền 2 xóm Thọ Phú Nam và xóm Thọ Phước. Nhất là vào mùa thu hoạch không thể vận chuyển lúa qua cây cầu tre này bằng xe cơ giới, phải gánh từng gánh lúa rất cực khổ. “Tôi có 6 đứa con, 5 đứa đã học hành đến nơi đến chốn, có việc làm ổn định hết, chỉ còn 1 đứa đang học thì đã có anh chị lo, vợ chồng tôi còn sức khỏe để làm ăn, do đó tôi mạnh dạn dùng tiền tích lũy để xây cầu. Xây dựng hoàn thành cầu Vườn Bộng, nhìn bà con trong làng vui mừng tôi thấy hạnh phúc lắm. Nhất là vào đêm Trung thu vừa qua, hơn 20 học sinh trong làng vừa đạp xe đạp qua cầu vừa kêu to tên tôi, “ông Hai Thành”. Nhưng điều làm tôi hạnh phúc nhất là được sự đồng tình của vợ khi tôi dốc hết vốn liếng của gia đình để xây cầu”, nông dân Lê Văn Thành, tâm sự. Đặc biệt, ông nghĩ đến các cháu học sinh học Trường Tiểu học Nhơn Thọ và Trường THPT Nhơn Thọ mỗi khi đi học qua cây cầu tre thường bị rớt xuống sông gây nguy hiểm đến tính mạng. Thế là ông quyết tâm dùng khoản tiền mình tích lũy được, gần 110 triệu đồng, vận động thêm bà con trong làng tham gia ngày công để xây dựng nên cây cầu bê tông vững chắc mang tên cầu Vườn Bộng. Cây cầu nhân ái Dắt tôi ra tham quan cây cầu Vườn Bộng khánh thành vào ngày 25/9 vừa qua, thả bộ trên đoạn đường bê tông, ông Thành bày tỏ cảm xúc: “Tôi nghĩ đơn giản là xây cho có cây cầu, không tính đến chuyện làm lễ khánh thành. Thế nhưng do người dân trong làng phấn khởi quá đứng ra tổ chức, có cả lãnh đạo UBND xã Nhơn Thọ tham dự, buổi lễ khá hoành tráng và cảm động lắm”. Cầu Vườn Bộng trước đây chỉ là những cây tre tròn trơn trượt ghép lại, nay đã được thay thế bằng cây cầu bê tông vững chắc dài 6m, rộng 3,5m, có bản vượt đàng hoàng. Cầu bắt đầu khởi công đúng ngày 2/9, hoàn thành vào ngày 25/9. Ông Thành nhớ lại: Khi nghĩ đến việc xây dựng cầu, trong những cuộc họp thôn, họp xóm, ông Thành nêu ý tưởng và được người dân trong làng ủng hộ hết mình. Ban đầu, ông Thành nghĩ việc xây dựng cầu để ủng hộ phong trào xây dựng NTM thì không cần phải xin phép tắc gì. Thế nhưng khi bắt tay vào việc thì bị ngáng trở. Là nông dân, không rành thủ tục, ông Thành phải nhờ ông thôn trưởng thôn 2 đến trình bày với Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ. Chủ tịch UBND xã Nhơn Thọ gọi ông Thành đến làm việc, hướng dẫn về làm đơn nêu nguyện vọng. Sau đó UBND xã Nhơn Thọ nhờ Cty TNHH xây dựng Thiên Phát đóng trên địa bàn làm bản vẽ. Đến khi ấy cây cầu mới được thi công. Theo ông Thành, tổng kinh phí xây dựng cây cầu là 157 triệu đồng, trong đó riêng ông Thành đóng góp gần 110 triệu, người dân trong làng người 1-2 chục ngàn, người khá hơn thì một vài trăm ngàn, góp nhặt thêm được 2,8 triệu đồng nữa; khoản còn lại được tính vào 150 ngày công dân làng đóng góp trong quá trình xây dựng cầu.... 

Tôi có tay nghề thợ nề nên cũng là 1 trong 3 thợ xây dựng cầu. Người dân trong làng rảnh lúc nào ra góp sức lúc ấy. Khởi công trong thời điểm bắt đầu vào mùa mưa, gây khó cho việc thi công, nhưng với quyết tâm cây cầu phải hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay để bà con yên tâm đi lại nên ai nấy đều hăng hái, làm hết sức mình”, ông Thành kể. Anh Lê Văn Sơn, người dân ở xóm Thọ Phước, thôn Thọ Lộc 2, địa phương bên kia cầu, bày tỏ: “Nghe ông Thành làm cầu, tôi vui hết lớn, tham gia xây dựng cầu từ đầu đến cuối, không vắng buổi nào”. Chị Nguyễn Thị Hoa (59 tuổi), vợ anh Sơn vừa đi hái rau bên xóm Thọ Phú Nam, thôn Thọc lộc 1 về, tiếp lời: “Có cây cầu bê tông này, từ nay nông dân 2 xóm Thọ Phước và Thọ Phú Nam không còn phải gánh lúa qua cầu tre nữa, thoải mái vận chuyển lúa qua lại bằng xe cơ giới trong những vụ thu hoạch. Mừng nhất là lũ học trò không còn lo sợ bị trượt xuống cầu tre nữa, chuyện đó xảy ra như cơm bữa, may có người lớn thấy kéo lên, chứ nếu không chúng đuối nước chết nhiều chứ chẳng chơi”....

Công ty Thiên Khôn phú chúng tôi chuyên cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như:bã hèm bia,bột xương thịt,bã nành,bột cá,cám dừa,cám bắp,bã đậu phộng, bột đầu tôm, bột lông vũ,...

Quý khách nào có nhu cầu sử dụng hoặc cần biết thêm thông tin về sản phẩm vui lòng liên hệ 0949 049 229 gặp Thảo

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện