II. Triệu chứng:
Vết đục của bọ non có thể gây biến vàng và đổ gãy lá dừa, bắt đầu từ những lá bên ngoài đi dần vào lá bên trong. Sự gây hại được ghi nhận khi xuất hiện các hốc 1-2 mm ở mô lành lặn của các lá cũ và mới và ở các gốc lá. Bọ thường tấn công ở phần bị thương, yếu và già của cây, đặc biệt ở phần gốc lá già và nơi bị thương. Những gốc lá được cắt từ cây hay lá rách do gió thường là nơi bị tấn công đầu tiên. Bọ non đục từ ngoại biên của cuống lá. Mủ chảy ở miệng lỗ đục có thể thấy rõ.
Trái bị hại có nhiều vết nhựa chảy ra từ vết đục, tập trung quanh cuốn trái, nhựa có màu trong suốt sau đó chuyển sang màu vàng, vàng nâu và khô cứng. Tại nơi vết nhựa chảy ra thường có phân đi kèm.Nếu trái dừa bị nhiều vết gây hại làm cho trái bị rụng sớm (tấn công < 3 tháng) và làm trái bị méo mó, kích thước nhỏ (tấn công > 3 tháng). Thiệt hại có thể xảy ra trên rễ, lá và cuống trái.
III. Đặc điểm hình thái
Trứng màu trắng, thon dài, kích thước 0.9 x0.3 mm.
Sâu non màu trắng đến vàng lợt, cong thon, dài 7 mm khi tăng trưởng hoàn toàn. Hàm trên màu nâu đen và thân phình thon ở biên ngoài cuối cơ thể.
Nhộng cũng màu trắng, dài 6-7 mm.
Trưởng thành nhỏ dài 7-8 mm, ngang 1,5mm, có màu sáng bóng đến nâu đen mờ đến đen với 4 đốm vàng nâu đến vàng đỏ ở cánh trước. Vòi con đực thì ngắn hơn, dày hơn và cong hơn.
IV. Đặc điểm sinh học
1. Trưởng thành: Trưởng thành bọ vòi voi bị thu hút bỡi dịch tiết từ vết thương trên mô cây dừa hoặc từ cuống hoa và đến đẻ trứng. Bọ cái đục lỗ bằng miệng để đẻ trứng gần bề mặt của bẹ lá chưa mở. Vị trí đẻ trứng: chùm hoa, cuống hoa gốc cuống lá hay trong các kẽ nứt ở phần gốc của những rễ bất định. Trái dừa bị hại thường có 3-5 con trưởng thành bọ vòi voi, rất ít ấu trùng.
2. Ấu trùng: Ấu trùng có thể đục đường hầm ở bất kỳ phần nào của cây: rễ, cuống lá, chùm hoa, lá chét, bẹ lá, trái và ở tất cả độ cao của thân. Chúng đục sâu vào thân cây. Việc chảy mủ thường được thấy ở miệng lỗ đục. Có 10 hay nhiều hơn sâu non có thể phát triển trong mỗi bẹ lá và có hàng trăm cá thể được tìm thấy trong mỗi cây dừa.
3. Nhộng: Sự hóa nhộng diễn ra trong lỗ đục nhưng không tạo kén bao bọc nhộng. Trên mía, ổ nhộng được tạo gần biểu bì của mía, một hốc tròn đường kính 1.5 mm được tạo cho bọ chui ra. Hốc này được lấp đầy bằng mảnh vụn và lớp biểu bì mỏng của mía duy trì như sự bảo vệ. Sâu non di chuyển hướng tới gốc bẹ lá để hóa nhộng. Trưởng thành dời những mảnh vụn trong hốc bằng vòi để chui ra ngoài.
* Vòng đời bọ vòi voi: trứng 4-10 ngày, ấu trùng: 56-70 ngày, nhộng: 9-16 ngày, trưởng thành 1-2 ngày
V. Phòng trừ
Phòng trừ bọ vòi voi là khó vì bản chất bí ẩn của nó.
Biện pháp canh tác
- Cần tránh việc chặt tỉa cây dừa, vì việc chặt phá làm tổn thương thân cây,
- Bón phân và tưới nước không phù hợp sẽ làm gia tăng bọ vòi voi.
- Di chuyển và tiêu hủy các lá già khô để làm giảm nơi sinh sản và nơi trưởng thành ẩn náu
- Bảo vệ bề mặt bị cắt bằng sơn acrylic hay hắcín, che phủ rễ bất định ở gốc thân bằng đất để ngăn bọ đến đẻ trứng.
Biện pháp sinh học
Nhiều tác nhân sinh học tấn công D. frumenti nhưng hiệu quả không cao bằng dùng thuốc hóa học.
- Kiến Anoplolepis custodiens và Oecophylla smaragdina có thể ăn loài bọ này trên dừa.
- Trưởng thành và sâu non của bọ Plaesius javanus và sâu non của ruồiChrysophilus ferruginosus là loài ăn thịt sâu non bọ vòi voi.
- Các loài ăn thịt bọ đục mía cũng ăn thịt bọ vòi voi.
- Ong Spathius apicalis có thể ký sinh 40% bọ vòi voi.
Biện pháp hóa học
Sử dụng hoạt chất chlorpyrifos methyl Taron 50 EC, Sago – Super 3 GR, 20EC,…, chlorpyrifos ethyl: Anboom 40EC, 48EC, Bonus 40 EC, Mapy 48 EC,… có thể làm giảm mật số của bọ vòi voi.
Có vẻ rằng thuốc tiếp xúc bền sẽ làm giảm sự tấn công của bọ vòi voi ở gốc cây nếu rải thuốc bảo vệ.