Kỹ thuật nuôi

Bạch đàn trắng – kháng sinh tự nhiên cho tôm

Thứ tư, 05/09/2018 08:00 lượt xem: 839

 

Bạch đàn trắng – kháng sinh tự nhiên cho tôm

Ảnh minh họa: © GettyImages / trainman111​

Báo cáo cung cấp thông tin về một chiết xuất thảo dược từ loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam có vai trò phòng bệnh do vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản.

Sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh đang hết sức báo động và được coi là mối đe dọa cho sức khỏe toàn cầu. Nguyên nhân của việc gia tăng kháng kháng sinh ở vi khuẩn là do sự lạm dụng kháng sinh trong phòng trị bệnh cho con người, vật nuôi và cả trong nuôi trồng thủy sản. Do đó để hạn chế sử dụng kháng sinh, những giải khác thay thế đã được quan tâm như: sử dụng probiotics, prebiotics hay các hợp chất có tính kháng khuẩn tự nhiên như tinh dầu vỏ cam, vỏ quế hay cây bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis.

Bạch đàn còn gọi là cây Khuynh diệp, tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis. Tại Việt Nam, Bạch đàn là loài cây được trồng khá phổ biến để lấy nguyên liệu vì chúng được biết đến là loài cây có hàm lượng tinh dầu trong lá khá lớn. Tinh dầu Bạch đàn có tính kháng khuẩn rất mạnh và kháng được rất nhiều loài vi khuẩn, nấm và cả mầm bệnh ủ trong đất. Tinh dầu được chứa trong lá bạch đàn chủ yếu là 1,8-cineol. Đây là một nguyên liệu có giá trị trong công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm. Tinh dầu của một số loài đã được dùng làm cao xoa, làm thuốc sát trùng, chúng còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất thuốc thảo mộc để trừ sâu bệnh.

Theo nghiên cứu của Brooker và Kleinig (2006), tinh dầu Bạch đàn là một hỗn hợp phức tạp của nhiều monoterpenes và sesquiterpenes khác nhau, cùng với các phenol và oxit, este, rượu, ete, andehyt và keton. Thành phần này phụ thuộc vào từng loài, khu vực trồng, khí hậu, loại đất và tuổi của lá, chế độ phân bón, đồng thời còn phụ thuộc vào phương pháp tách chiết tinh dầu.

Tác dụng kháng khuẩn của chiết xuất bạch đàn

Để đánh giá tác dụng của các chiết xuất từ cây bạch đàn Ghasemian M và cộng sự đã chiết xuất các hoạt chất từ lá cây và thử nghiệm tác dụng của chúng trong việc kháng 2 vi khuẩn nguy hiểm trong nuôi trồng thủy sản là Vibrio harveyi và Vibrio azureus ở nồng độ 40, 20, 10, 5, 2.5, 1.25 và 0.625 mg / 250 ml dung dịch nước, etanol, methanolic và acetone. Chiết xuất của bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis được điều chế bằng phương pháp soxhlet và rotary sau đó được thử nghiệm bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch.

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng chiết xuất lá cây bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis đã kháng V. azureus cao hơn đáng kể so với V. harveyi ( P <0,05).

Và hoạt tính sinh học cao nhất với vi khuẩn V. harveyi được quan sát là chiết xuất acetone với hoạt tính sinh học 7,08 × 105 ± 2,01 × 104 / ml, và thấp nhất quan sát được liên quan đến dịch chiết nước với hoạt tính sinh học 1.43 × 105/ ml.  Bằng cách kiểm tra tác động trên V. harveyi và V. azureus, chiết xuất Eucalyptus camaldulensis có tác dụng ức chế tăng trưởng trên cả hai loài vi khuẩn này.

Các nhà khoa học khuyến nghị rằng nếu chiết xuất này được bổ sung kết hợp với thức ăn, nó nên được thêm vào thức ăn sau quá trình chế biến thức ăn như ép viên. Ngoài ra, theo kết quả tốt nhất của chiết xuất từ cây bạch đàn là ở nhiệt độ + 4 °C sẽ là tối đa trong hai tháng. Vì vậy, nếu chiết xuất này được phủ với thực phẩm, thời gian tối đa nó có thể được lưu trữ ở + 4°C là hai tháng, nhưng sau thời gian này và vượt quá phạm vi nhiệt độ đó thì khả dụng sinh học của chiết xuất dung dịch nước sẽ bị giảm đi.

 

Ảnh: Pinterest

Báo cáo cũng cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn và thời gian hoạt động kháng khuẩn, chiết xuất bạch đàn cho thấy hiệu suất khả năng có thể được sử dụng như một tác nhân kháng khuẩn thích hợp với điều kiện môi trường vùng nuôi tôm.

Có thể kết luận rằng acetone, ethanol, methanol và chất chiết xuất từ lá cây bạch đàn Eucalyptus camaldulensis có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả đối với các loài V. harveyi và V. azureus , và chiết xuất axeton có tác dụng kháng khuẩn cao nhất so với các chất chiết xuất khác. Tuy nhiên, do an toàn và dễ sử dụng, nó được sử dụng để trích xuất dịch chiết nước. Khả dụng sinh học cao nhất của dịch chiết nước thu được ở + 4 ° C trong tối đa là hai tháng. Và tác dụng kháng khuẩn của dung dịch nước trên vi khuẩn V. harveyi cao hơn so với V. azureus .

Sử dụng thảo dược để thay thế kháng sinh, tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi và kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm thủy sản… đang là hướng đi mới cho ngành thủy sản ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung. Cây bạch đàn là cây trồng phổ biến ở Việt Nam và do đó hoàn toàn có thể ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản mở ra một hướng đi mới trong sử dụng thảo dược nuôi tôm.

Báo cáo gốc trên: Omicsonline.org

VĂN THÁI (Lược dịch) 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện