Kiến Thức Trồng Trọt

Phân DAP-Avail bón cho lúa trên đất phèn.

Thứ bảy, 27/02/2016 08:25 lượt xem: 1616

Nền phân Đầu Trâu đã làm cho các nguồn chi ít hơn, kể cả phân bón, thuốc BVTV, công lao động. Nhưng năng suất lại cao hơn đối chứng 200kg thóc, giá thành sản xuất thấp hơn, dẫn đến tổng thu cao hơn, tiền lời cao hơn so với đối chứng là 3,5 triệu đồng hay 48%....

Đất phèn ở Long An chủ yếu tập trung vào vùng Đồng Tháp Mười với diện tích khoảng 630.000ha. Sau gần 30 năm cải tạo (bắt đầu từ 1987) để trồng lúa, hiện nay, tầng đất mặt của vùng phèn nặng đã chuyển sang hạng trung bình và đất phèn trung bình chuyển thành đất phèn nhẹ. Thành quả lớn của quá trình cải tạo đất phèn là mang lại cho khu vực một vựa lúa khổng lồ mà 30 năm trước chưa hề có.

Tuy vậy, khi chế độ canh tác bất hợp lý, hoặc gặp lúc khô hạn xảy ra trong vụ trồng lúa, nhất là những năm gặp ElNino nặng, thì hiện tượng “xì phèn” đã không ngừng xảy ra, gây không ít khó khăn cho người sản xuất và hậu quả là làm tăng thêm chi phí, nhưng năng suất thường bị giảm.

Lý do chính là, nói cải tạo đất phèn cũng chỉ là những tác động ở vùng đất mặt, nằm trên tầng sinh phèn. Còn tầng sinh phèn vẫn còn đó. Nếu ta sơ ý "chọc giận" nó thì ngay lập tức chất phèn sẽ được mang lên trên lớp đất mặt...

Trong các biện pháp cải tạo đất phèn, ngoài việc dùng nước ngọt để rửa còn có biện pháp hóa giải các chất độc như sắt (Fe+2,Fe+3), nhôm (Al+3) thông qua bón vôi, bón lân liều cao để giảm thiểu lượng độc tố của chúng và qua đó làm tăng độ pH lên để tạo môi trường thuận lợi cho bộ rễ cây phát triển và khu hệ vi sinh vật sinh sôi, nảy nở.

Nhưng việc kìm giữ không cho tầng sinh phèn có cơ hội dâng phèn lên (ta gọi là ém phèn) vẫn là biện pháp chiến lược. Đồng thời các nhà khoa học coi kỹ thuật bón phân hợp lý cho cây trồng trên đất phèn cũng là biện pháp cơ bản. Bón phân hợp lý cho cây lúa trên đất phèn là dựa trên cơ sở sự hiện diện các độc chất và hàm lượng dinh dưỡng tiềm tàng chứa trong đó. Dầu rằng đất phèn có chứa chất độc như nói ở trên, nhưng đồng thời cũng chứa hàm lượng hữu cơ cao và rất cao. Nhờ vậy hàm lượng đạm tổng số trong đất đạt mức từ trung bình cho đến cao....

Ngược lại hàm lượng đạm dễ tiêu không đạt mức như trong đất phù sa ven sông. Trong lúc đó hàm lượng lân dễ tiêu thường thấp và rất thấp,hàm lượng kali tổng số thường ở mức trung bình cho đến khá. Trong lúc đó Ca mà Mg trao đổi thường ở mức thấp và rất thấp.

Với đặc điểm về dinh dưỡng trong đất phèn như vậy, để nâng cao hiệu quả của phân bón, bước đi đầu tiên là cần phải làm giảm hàm lượng chất độc chứa trong đất thông qua các biện pháp rửa phèn và bón vôi và lân. Còn các chất dinh dưỡng đa lượng trong điều kiện này là khống chế đạm ở mức hợp lý, tăng lân theo mức phèn và bón mức vừa phải về kali cho lúa. Khi đất phèn đã được cải tạo, năng suất cây trồng đã ổn định thì lượng P sẽ được giảm dần, không phải bón nhiều như những năm đầu mới khai hoang..

Thực trạng sử dụng phân bón cho lúa trên đất phèn...

Nhìn lại thực trạng sử dụng phân bón của nông dân trong những năm gần đây. Theo TS Mai Thành Phụng và cộng sự (2005), nông dân vùng đất phèn đã bón phân cho lúa trong vụ ĐX bình quân cho cả vùng là 112kgN + 78 kg P205 và 27 kg K20/ha, lượng phân này tương đương với 243 kg ure, 487 kg super lân và 45 kg phân kali/ha. Nhưng một số nông dân vẫn bón lượng phân khá lớn, trung bình là 271 kg N, tương đương với 589 kg ure và 135 kg P205, tương đương với 843 kg super lân và 140 kg phân kali/ha.

Cho đến nay đã trải qua nhiều năm áp dụng kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng hay 1 phải 5 giảm và nay là 6 giảm. Nhiều nông dân đã biết thực hiện các kỹ thuật như vậy, số lượng phân bón đã được tiết giảm đáng kể.

Trong hoàn cảnh như vậy liệu phân bón Đầu Trâu có giúp cải thiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả ngành trồng lúa cho vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười? Trong hai năm 2012 - 2013, Cty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Tân Thạnh thực hiện chương trình cánh đồng mẫu lớn, có 400 hộ tham gia sử dụng nguồn phân DAP có chứa chế phẩm Avail bón cho lúa. Các biện pháp kỹ thuật khác sử dụng đồng đều theo hướng dẫn của ban lãnh đạo cánh đồng mẫu lớn, chỉ khác biệt là liều lượng phân sử dụng có chứa chế phẩm Avail.

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0946 705 238

                                FB: facebook.com/thaotkp

                                    skype: Thao_pea

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch