Kỹ thuật nuôi

Kỹ thuật nuôi vỗ cua biển cái đã giao vĩ

Thứ ba, 07/01/2014 05:26 lượt xem: 1225
Trước hết bố trí trại sản xuất cua giống nên xây dựng ở gần biển, có nguồn nước biển tốt, ở vùng đắm phá, rừng ngập mặn ven biển có nhiều cua sinh sống,....

Theo Hoàng Đức Đạt - Kỹ thuật nuôi cua biển - Nhà xuất bản nông nghiệp, trước hết  bố trí trại sản xuất cua giống nên xây dựng ở gần biển, có nguồn nước biển tốt, ở vùng đắm phá, rừng ngập mặn ven biển có nhiều cua sinh sống, gần vùng nuôi cua, có điều kiện giao thông thuận lợi, có nguồn điện lưới quốc gia, an ninh tốt.

- Chọn cua cái đã giao vĩ: Chọn những con cua cái lên gạch tốt, khỏe mạnh còn nguyên càng, chân bò, chân bơi, trọng lượng từ 250 - 800g tốt nhất là chọn những con cua vừa đánh bắt được, chuyển về ao hoặc các bể xi măng để nuôi vỗ.

- Nuôi trong ao : Nên xây dựng ao có diện tích từ 100 đến 500m2 sâu từ 1,2 đến 1,5m. Ao phải được xây dựng ở nơi có nguồn nước tốt, có độ mặn từ 20 đến 30‰, đất sét hoặc pha cát. Nếu gặp nơi đấtsình thì phải kiểm tra độ phèn và các độc tố và cóbiện pháp cải tạo, bờ ao được đắp chắc chắn : chặt,hông bị mội, chân bờ rộng tối thiểu 2m, mặt bờ0,8-lm. Dùng đăng tre cao nên 0,8m (hoặc lưới) làmhàng rào chắn trên bờ và miệng cống ngăn khôngcho cua bò ra ngoài. Ở giữa ao nên để một "cù lao" (chiếm 1/10 diện tích ao) có cây bụi để cua có chỗ ẩn,bò lên. Cạnh ao nên đặt hai cống : lấy nước và xả nước.

Trước khi thả cua nuôi cần dọn tẩy ao, xả nước nhiều lần tháo hết nước, rải vôi bột đáy và bờ ao (lkg/10m2) phơi 1 - 2 ngày, cho nước vào rửa ao, kiểm tra độ pH đạt 7,5 - 8,5 là thích hợp.

- Nuôi trong lồng : có thể nuôi cua cái đã giao vĩ trong lồng. Lồng làm bằng tre hoặc các vật liệu khác (lưới thép không rỉ, nhựa compozit, v.v. bảo đảm vững chắc chịu được nước mặn và dòng chảy.

Lồng thường cổ kích thước : dài 3m x rộng 2m x cao 1,2m, có phao nâng để lồng không bị chìm, có miệng lồng rộng 0,5m2, có neo chắc chắn để neo giữ. Lồng có thểchia ra những ô nhỏ để nuôi riêng từng con, cũng cóthể nuôi chung. Lồng được dặt ở chỗ có nguồn nướclưu thông : ở dọc bờ sông, trong các eo vịnh đầm phá,ở gần cống các đầm nuôi thủy sản v.và độ sâu tốithiểu 1,5m, lúc. triều xuống vẫn giữ được mực nướctrên 0,5m. Mật độ 2 - 4 con/m3.

- Nuôi trong bể xi măng: bể xi măng có kích thướcdiện tích 30m2 cao 1,3m,  có mái che toàn bộ hoặcmột phần. Đáy bể rải một lớp cát 3-5cm, sắp một số  gạch để làm chỗ ẩn cho cua, đáy có van xả để thay nước. Mực nước trong bể từ 0,7 đến 1m, có hệ thốngsục khí. Có thể nuôi chung hoặc dùng lưới chia ô đểnuôi riêng từng con. Mật độ 2 con/m2. Nuôi trong bểxi măng dễ chăm sóc quản lý nhưng phải có điện vàcấp nước chủ động và thường số lượng cua không lớn.

- Chăm sóc, quản lý: khi ao, lồng, bể đã chuẩn bịxong thì chọn đủ sống lượng cua cần nuôi để thả vào ao, lồng, bể một lúc. Thường cua đánh bắt được buộcdây và có khi có đất, sình bám vào, rửa cua sạch sẽ,cắt bỏ dây và buông nhẹ cua vào ao, lồng, bể, tránhlàm gẫy càng, chân cua. Nếu áp dụng phương pháp cắt mắt để ép đẻ thìcó thể tiến hành trước lúc thả cua vào ao nuôi. Dùnglưỡi dao lam sắc dã sát trùng cắt một đường vào giữacon mắt, dùng tay bóp mạnh hoặc kẹp bóp hết dịch ở mắt ra, sát trùng cho vết cắt.

Thức ăn của cua rất đa dạng, cua thích ẩn động vật ; cá tôm, các loài còng, các loại nhuyễn thể (vẹm, nghêu, sô...) và một số thực vật thủy sinh. Cá lớn cắtthành miếng nhỏ, còng gỡ bẻ đôi, vẹm, nghêu, sò xẻra lấy thịt rãi đều khắp ao cho cua ăn. Số lượng thứcăn mỗi lần từ 2 - 5% trọng lượng cua, tùy theo chấtlượng thức ăn. Khỉ kiểm tra thấy cua ăn hết thì cóthể cho thêm, nếu thức ăn còn thừa thì giảm. Thườngcho cua ăn vào buổi chiều tối, cua sẽ tìm mồi ăn vềđêm. Buổi sáng kiểm tra nếu còn thức ăn thừa thì vớtbỏ đi. Không nên để cua đói : cho ăn thiếu hoặc khôngcho ăn một ngày. Thiếu ăn cua có thể cắn nhau làmgẫy càng, chân, thậm chí ăn thịt đồng loạt. Cần theo dõi kỹ các yếu tố của môi trường nước.

Cua chuẩn bị sinh sản cần được nuôi trong nước biển có độ mặn từ 25 đến 32‰ độ pH từ 7,5 đến 8,5 hàm lượng oxy hòa tan không dưới 5mg/1, nhiệt độ nước từ 27oC đến 30oC, không để nước bị nhiễm bẩn hữu cơ và vô cơ Cần thay nước trong ao nuôi, trong bể : mỗi ngày thay 20 đến 30% nước, một tuần nên thay nước toàn bộ và vệ sinh bể, đáy ao. Cua nuôi trong bể xi măng nên sục khí nhẹ.

Tùy theo mức độ chín mùi của tuyến sinh dục của cua lúc đưa vào nuôi mà sau thời gian từ 10 ngày có khi ngắn hơn) đến hai tháng cua đẻ trứng.

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch