Kỹ thuật nuôi

Khuyến cáo cho nuôi tôm hùm mùa nắng nóng

Thứ tư, 09/05/2018 09:00 lượt xem: 654

 

Khuyến cáo cho nuôi tôm hùm mùa nắng nóng

Nuôi tôm hùm lồng tại thị xã Sông Cầu - Phú Yên​

Hiện nay, thời tiết đang bắt đầu chuyển mùa, bước vào mùa nắng nóng, dịch bệnh trên tôm hùm dễ bùng phát. Để giúp người nuôi chủ động hơn trong khâu chăm sóc, quản lý lồng bè nuôi tôm hùm, cần chú ý một số công tác sau:

1. Chủ động theo dõi diễn biến thời tiết, đồng thời thường xuyên theo dõi kết quả quan trắc môi trường của Trung tâm quan trắc môi trường và Bệnh thuỷ sản miền Trung, Trung tâm Giống và Kỹ thuật thuỷ sản tỉnh Phú Yên…để chủ động xử lý tình huống trong quá trình nuôi.

2. Thường xuyên theo dõi theo dõi hoạt động của tôm nuôi, ít nhất 01 lần/ngày để kịp thời phát hiện những hoạt động bất thường của tôm hùm để có những biện pháp xử lý kịp thời, tăng cường bổ sung oxy cho tôm khi tôm có biểu hiện bám lưới, trồi lên mặt lồng bằng các thiết bị tạo oxy như máy thổi khí oxy, bình oxygen...

3. Thức ăn tươi phải được xử lý sạch trước khi cho tôm hùm ăn, trường hợp cần thiết có thể ngâm rửa thức ăn tươi bằng thuốc tím (KMnO4) với liều lượng 3-5mg thuốc tím/lít nước để loại bỏ bớt các mầm bệnh có trong thức ăn tươi.

4. Tăng cường bổ sung vitamin C,vitamin tổng hợp, khoáng chất trộn vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm hùm.

5. Không nuôi với mật độ dày, san thưa mật độ theo tuổi và kích cỡ tôm theo Quyết định số 2383/QĐ-BNN-NTTS ngày 06/8/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành quy định tạm thời về nuôi tôm hùm, cụ thể như sau: 

6. Không thả thêm giống mới trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, tranh thủ thu hoạch khi tôm hùm đã đạt kích cỡ thương phẩm.

7. Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường như thu gom thức ăn thừa, xác tôm lột vỏ, vỏ ốc, rác thải…..tại khu vực lồng, bè nuôi và khu vực xung quanh.

8. Định kỳ vệ sinh lồng bè nuôi để tăng cường nước lưu thông, tránh tình trạng thiếu oxy cục bộ.

9. Chỉ sử dụng kháng sinh khi đã biết chắc chắn tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn và việc sử dụng kháng sinh phải tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ thú y hoặc của nhà sản xuất. Ngưng sử dụng kháng sinh trước khi xuất bán theo hướng dẫn của cán bộ thú y hoặc nhà sản xuất.

10. Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh động vật thuỷ sản ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm: Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng, Chloramphenicol, Chloroform, Chlorpromazine, Colchicine, Dapsone, Dimetridazole, Metronidazole, Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone), Ronidazole, Green Malachite (Xanh Malachite), Ipronidazole, Các Nitroimidazole khác, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides, Trichlorfon (Dipterex), Gentian Violet (Crystal violet), Trifluralin, Cypermethrin, Deltamethrin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Nhóm Fluoroquinolones.

Võ Thị Thu Hiền Trung tâm Khuyến nông Phú Yên

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch