Thông tin thị trường

Keo mật ong và công dụng phòng trị bệnh trên cá

Thứ tư, 18/07/2018 09:00 lượt xem: 1271

 

Keo mật ong và công dụng phòng trị bệnh trên cá

Keo mật ong mật. Ảnh: Internet

Nghiên cứu cho thấy viêc tận dụng nguồn phụ phẩm keo ong mật vào hoạt động nuôi trồng thủy sản sẽ giúp chúng ta hạn chế tác hại do vi khuẩn xuất huyết gây ra trên cá đồng thời còn giúp cá tăng trưởng hiệu quả hơn.

Keo ong, một chất nhựa được ong mật Apis mellifera thu thập từ nhiều nguồn thực vật khác nhau và trộn với sáp ong.  Keo ong mật là một nguồn vật liệu đa chức năng được các loài ong sử dụng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ bằng việc sử dụng như một chất trám cho các không gian không mong muốn trong tổ ong. Keo ong được sử dụng để lấp kín những khoảng trống nhỏ (khoảng 6 mm hoặc ít hơn), trong khi các không gian lớn hơn thường được lấp đầy bởi sáp ong. Màu sắc của nó tùy thuộc vào nguồn thực vật, trong đó màu nâu sẫm là phổ biến nhất. Keo ong khá dính ở nhiệt độ phòng, 20 °C (68 °F).

 

Ở nhiệt độ thấp, nó trở nên cứng và rất giòn. Các phân tử có hoạt tính y dược trong keo ong là chất flavonoid, axit phenolic và este của chúng. Các thành phần này có nhiều tác dụng chống lại vi khuẩn, nấm và virus. Ngoài ra, keo ong và các thành phần có trong keo ong có tác dụng chống viêm và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sử dụng keo ong giúp cơ thịt của cá tăng trưởng tốt hơn.

Keo ong mật được sản xuất bằng cách tách chiết khỏi phần sáp ong. Sản phẩm chiết xuất keo ong này có dạng bột có thể tan trong các dung môi Ethenol. 80 μg Keo ong-ethanolic và sáp ong thô (1%) được thêm vào chế độ ăn cơ bản (30% protein thô) để đánh giá hiệu quả của chúng về khả năng sinh trưởng của cá, khả năng miễn dịch và đề kháng với A. hydrophila.

Đánh giá hiệu quả của keo ong mật trên cá

Ảnh: mrussellphotography.com

225 cá thể cá rô phi Oreochromis niloticus (8 ± 0,45 g/con) được chia thành ba phương pháp điều trị (T), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Nhóm cá T1 được cho ăn theo chế độ ăn cơ bản (đối chứng). Nhóm cá T2 được cho ăn chế độ ăn có chứa chiết xuất từ etanol-ethanolic. Cá của nhóm T3 được cho ăn chế độ ăn có chứa keo ong thô trong 28 ngày. Cá được thử nghiệm gây nhiễm bệnh với  vi khuẩn A. hydrophila (0,2 × 107 tế bào/ml) bằng phương pháp tiêm màng bụng vào cuối thời gian cho ăn và giữ trong 15 ngày nữa.

Kết quả cho thấy tỷ lệ tăng trưởng tốt nhất và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn thu được ở nhóm cá T2 (chứa chiết xuất từ etanol-ethanolic từ keo ong mật). Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng ngày, tỷ lệ tăng trưởng cụ thể và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn có ý nghĩa rất lớn trong nhóm này và tiếp theo là nhóm keo ong mật thô T3 khi so sánh với nhóm đối chứng không bổ sung. 

Hàm lượng HCT và monocyte được tăng lên (T2). Không có thay đổi đáng kể về số lượng tế bào lympho trong ba phương pháp điều trị (28–27–28%), trong khi số lượng bạch cầu trung tính giảm đáng kể (7%) ở nhóm T2 và tăng lên (13,11%) ở nhóm đối chứng. Một sự gia tăng đáng kể trong lysozyme huyết thanh và các hoạt tính diệt khuẩn huyết thanh cũng đã được phát hiện ở nhóm cá T2. Phân tích sau thí nghiệm gây nhiễm bệnh thực nghiệm với A. hydrophila cho thấy keo ong mật (RLP) ở nhóm cá T2, T3 giúp cá chống lại vi khuẩn hiệu quả hơn.

Từ báo cáo cho thấy chiết xuất keo ong giúp tăng cường đáng kể khả năng tăng trưởng, khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cá chống lại mầm bệnh do A. hydrophila. Hiện nay, ngành nuôi ong mật đã phát triển khá phổ biến đối với nhiều khu vực tại nước ta nhưng các phụ phẩm từ tổ ong vẫn còn chưa tận dụng triệt để. Nghiên cứu này cho chúng ta thấy một sản phẩm phụ phẩm trong ngành sản xuất mật ong có thể giúp ngành nuôi trồng thủy sản tận dụng để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như hạn chế thiệt hại cho người nuôi cá.

TRỊ THỦY Lược dịch 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch