Tài liệu thủy sản

Giảm chi phí cho nuôi tôm công nghệ biofloc bằng thức ăn rẻ tiền hơn

Thứ ba, 12/06/2018 09:00 lượt xem: 1403

 

Giảm chi phí cho nuôi tôm công nghệ biofloc bằng thức ăn rẻ tiền hơn

Ảnh: LL/Tepbac​

Các nhà nghiên cứu của Mỹ và Trung Quốc cho thấy việc sử dụng thức ăn rẻ hơn với tỉ lệ C/N hợp lý vừa có thể thúc đẩy hoạt động của tôm trong hệ thống biofloc vừa giúp người nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm hai yếu tố để đánh giá ảnh hưởng của hai loại thức ăn tôm thương phẩm và bốn tỷ lệ C / N khác nhau đến phát triển biofloc, chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn và chi phí đầu vào trong hệ thống bể ngoài trời nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ cao và không trao đổi nước.

Hai loại thức ăn được sử dụng trong nghiên cứu này là: thức ăn rẻ tiền hơn(0,99USD/1kg thức ăn) được xây dựng cho hệ thống sản xuất bán thâm canh và loại khác đắt hơn (1,75USD/1kg) được thiết kế cho các hệ thống siêu thâm canh. Carbon hữu cơ (mật đường) được bổ sung hàng ngày để cung cấp cho hệ thống nuôi, tỷ lệ carbon được tính toán cho tỷ lệ nitơ (C / N) là 12: 1, 15: 1 và 18: 1 dựa trên hàm lượng carbon-nitrogen của thức ăn và hàm lượng carbon của mật đường trong suốt thử nghiệm. Và một nhóm đối chứng có tỷ lệ C / N là 9: 1. Mỗi nghiệm thức có bốn bể được phân bố ngẫu nhiên, và mỗi bể chứa đầy 500L nước giàu biofloc. Tôm vị thành niên (kích thước 2,21 ± 0,11 g) được thả mật độ 300 con/mvà thí nghiệm tiến hành trong 6 tuần.

Tại sao tỉ lệ C/N lại quan trọng?

Tôm thẻ chân trắng thái bình dương là một loại tôm có giá trị thương mại trên toàn cầu. Tuy nhiên việc phát triển nuôi loài tôm này đã dẫn tới ô nhiễm môi trường và nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Để giảm thiệt hại một mô hình nuôi đã được đưa ra là nuôi tôm trong hệ thống biofloc không trao đổi nước. Việc sử dụng biofloc có thể kiểm soát chất lượng nước bằng việc loại bỏ các nguyên tố N độc hại đồng thời cải thiện sử dụng thức ăn và tăng trưởng tôm nuôi.

Tỉ lệ C/N đối với hầu hết thức ăn thương mại được thiết kế để sử dụng trong hệ thống nuôi thâm canh là 10:1. Các báo cáo trước đây cho thấy khi điều chỉnh tỷ lệ C/N một cách hợp lý sẽ kích thích các hoạt động miễn dịch và chống stress của vật nuôi tốt hơn rất nhiều. Góp phần gia tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của tôm/cá nuôi.

Bổ sung carbohydrate hoặc carbon hữu cơ ngoài những gì có sẵn từ thức ăn có thể làm tăng tỷ lệ giúp phát triển biofloc. Ngoài ra trong nuôi tôm thâm canh, chi phí thức ăn chiếm ít nhất 50% tổng chi phí cho việc nuôi trồng. Chi phí bao gồm giá thức ăn, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn và cả 2 đều này đều liên quan đến chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Theo nhà sản xuất: thức ăn ít tốn kém hơn trong thí nghiệm được xây dựng để có 35%protein thô, 7%lipid và 4% chất xơ, thức ăn này thiết kế cho hệ thống bán thâm canh. Với thức ăn mắc tiền hơn thành phần thức ăn được xây dựng 35% protein thô, 7%lipid và 2% chất xơ được áp dụng cho mô hình nuôi siêu thâm canh.

Mật đường được sử dụng như một nguồn carbon hữu cơ để tạo ra tỉ lệ C/N. Tỷ số được xác định dựa trên hàm lượng carbon-nitrogen của thức ăn và mật đường. Vì vậy, mục đích nghiên cứu này là khám phá tác động của việc giảm lượng bổ sung cacbon hữu cơ mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của tôm để giảm chi phí đầu vào trong các hệ thống công nghệ biofloc (BFT) không thay nước.

Kết quả nghiên cứu cải tiến tỉ lệ C/N trong nuôi tôm

Khi tôm ăn hai loại thức ăn thương mại, một loại được thiết kế cho các hệ thống nuôi bán thâm canh và một cho các loại siêu thâm canh, và bổ sung môi trường nuôi cấy với các tỷ lệ C / N khác nhau (9: 1, 12: 1, 15: 1 và 18: 1) đã có tác động đáng kể đến phát triển biofloc, chất lượng nước, hiệu suất tăng trưởng, sử dụng thức ăn và chi phí đầu vào trong điều kiện nghiên cứu hiện tại.

Bắt đầu nuôi tôm với nước giàu biofloc và sau đó bổ sung một lượng nhỏ cacbon hữu cơ thường xuyên có thể duy trì hiệu quả sự phát triển liên tục của biofloc hỗn hợp trong các hệ thống nuôi tôm có mật độ cao. Tất cả bốn cấp độ C / N dẫn đến tỷ lệ sống cao với cả hai loại thức ăn được sử dụng.

Trọng lượng cuối cùng, tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ thức ăn và C / N.

Chất lượng nước tốt nhất, hiệu suất tôm và FCR đạt được ở nghiệm thức có tỷ lệ C / N là 12: 1 cho cả hai loại thức ăn. Phân tích chi phí thức ăn và biến đổi cho thấy lợi ích kinh tế được cải thiện khi sử dụng thức ăn ít tốn kém hơn của SI-35 theo các điều kiện của nghiên cứu này. Hơn nữa, chi phí đầu vào có thể được giảm xuống bằng cách sử dụng tỷ lệ C / N là 12: 1 do giảm mật đường và sử dụng NaHCO3 để duy trì độ pH khi tỉ lệ C/N tăng lên.

Ảnh: Agua Blanca Seafood

Tỷ lệ thức ăn và C / N có ảnh hưởng đến hiệu suất của các hệ thống nuôi tôm bằng hệ thống biofloc không trao đổi nước. Chất lượng nước tốt nhất và hiệu suất của tôm thẻ chân trắngở tỷ lệ C / N là 12: 1. Nghiên cứu này đã cho thấy rằng mặc dù được nuôi với mật độ cao 300c/m3 và sử dụng thức ăn rẻ tiền nhưng nếu bổ sung mật đường hợp lý thì vẫn đảm bảo môi trường và tiết kiệm được chi phí thức ăn. 

Báo cáo được đăng trên tạp chí nuôi trồng thủy sản và aquafeed.

VĂN THÁI (Lược dịch) 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch