Phóng sự- ký sự

Xuất khẩu thủy sản 2016 - Nỗ lực vượt khó

Thứ bảy, 16/01/2016 13:50 lượt xem: 691

Thủy sản đã có một năm 2015 không như mong đợi với kim ngạch xuất khẩu ước chỉ đạt 84,5% so với cùng kỳ, tương đương 6,7 tỷ USD. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2016 được dự báo tiếp tục là năm khó khăn của ngành thủy sản, nhất là mặt hàng cá tra xuất khẩu.

dự báo xuất khẩu cá traXuất khẩu cá tra năm 2016 dự báo sẽ khó khăn (Ảnh: Hoàng Thạch)

Kim ngạch sụt giảm

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,7 tỷ USD, giảm 16,5% so với năm 2014. Trong đó, mặt hàng bị giảm sâu nhất là tôm. Mặc dù chiếm tỷ trọng 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nhưng tôm chỉ thu được gần 3 tỷ USD, bằng 75% kết quả của năm 2014, thị trường bị thu hẹp gần 1/3. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới suy thoái, đặc biệt tại các thị trường chính, nhu cầu tiêu thụ giảm tạo ra vòng xoáy giảm giá cho hầu hết các mặt hàng nông thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản cao cấp như tôm. Ngoài ra, biến động tiền tệ, vòng xoáy giảm giá khiến cho sức cạnh tranh của tôm Việt Nam yếu đi so với các nước cạnh tranh. Yếu tố tác động lớn thứ hai là giá tôm thế giới giảm mạnh. Giá tôm Việt Nam cao nhất trên các thị trường chính do giá thành sản xuất cao hơn so với các nước cạnh tranh.

Đi xuống cũng là xu hướng đối với cá tra. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 10,4% so với năm 2014 với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,58 tỷ USD. Nguyên nhân được VASEP chỉ ra là do những vấn đề liên quan đến thuế chống bán phá giá và chương trình thanh tra cá da trơn của Hoa Kỳ. Ngoài ra, cá tra sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản thịt trắng có thể được người tiêu dùng các nước chọn thay thế cá tra như cá tuyết, cá rô phi. Tại hầu hết các thị trường lớn, cá tra gặp rất nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu chậm; giá bán không tăng; yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm khắt khe hơn. Hoa Kỳ và EU là hai thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất nhưng giá trị xuất khẩu giảm liên tiếp, lần lượt ở mức 317,9 triệu USD và 294,9 triệu USD, tương ứng giảm 5,6% và 14,3% so với năm 2014. Theo VASEP, hiện cũng chỉ còn hơn 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ.

Dự báo về tình hình xuất khẩu năm 2016, VASEP cho biết, mặt hàng tôm của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng của làn sóng giảm giá và áp lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sẽ có tác động tích cực từ các hiệp định thương mại (FTA) đối với các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, EU hay ASEAN. Trên cơ sở đó, VASEP dự báo tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đạt khoảng 7,12 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2015. Trong đó, xuất khẩu tôm năm 2016 là 3,3 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2015. Cá ngừ đạt kim ngạch xuất khẩu 507 triệu USD, tăng 8%; xuất khẩu cá tra của năm 2016 sẽ tiếp tục giảm và ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2015.

Đối mặt nhiều thách thức

Theo các chuyên gia, năm 2016, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thách thức không nhỏ do nhiều yếu tố: Giá giảm, biến động tiền tệ, các rào cản phi thuế quan, thuế chống bán phá giá… Chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ bắt đầu quá trình chuyển tiếp 18 tháng từ ngày 1-3-2016 đặt ra không ít trở ngại cho xuất khẩu cá tra. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay lao động rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam trong các FTA...

che bien ca tra
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cafatex (Ảnh: Hoàng Thạch)

Đó là những thách thức từ bên ngoài, nhưng ngay trong chính nội tại ngành thủy sản Việt Nam cũng đang bộc lộ nhiều bất cập. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP cho biết, giá thành sản phẩm thủy sản Việt Nam cao hơn so với các nước đối thủ, trong khi đó chi phí sản xuất tiếp tục tăng do đầu vào phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nước ngoài (con giống, thức ăn, thuốc thú y). Giá thành sản xuất một con tôm giống của Việt Nam hiện nay cao gấp gần 2 lần so với Ấn Độ. Chi phí cho thức ăn trong chăn nuôi tôm của Việt Nam cũng cao hơn bình quân 40%. Trong khi đó, do nhiều yếu tố môi trường và dịch bệnh, tỷ lệ tôm nuôi thành công của Việt Nam hiện vẫn thấp, chỉ khoảng 33% - 40%, trong khi Indonesia hay Ấn Độ tỷ lệ nuôi thành công lên tới 70%. Những yếu tố này khiến giá thành tôm nguyên liệu của Việt Nam luôn cao hơn đối thủ từ 1- 3 USD/kg...

Bắt đầu từ năm 2016, với sự hình thành của Cộng đồng ASEAN, một số FTA thế hệ mới được ký kết hoặc bắt đầu có hiệu lực sẽ có những tác động tích cực đến ngành thủy sản. Cụ thể, hội nhập sẽ giúp ngành thủy sản gia tăng đầu tư, mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng hàm lượng chế biến và có nhiều cơ hội phát triển hơn. Đặc biệt, khi các FTA có hiệu lực thì thủy sản Việt Nam có lợi thế so sánh hơn hẳn các nước xuất khẩu cạnh tranh như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Ecuador, Argentina và Ấn Độ, do các nước này không có FTA với các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản.

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp cũng bắt đầu chuyển hướng. Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Hùng Vương, doanh nghiệp này sẽ chú ý đến tiêu thụ nội địa và các thị trường khác. Công ty con của Hùng Vương là Agifish đã không còn xuất khẩu các mặt hàng cá tra sang Hoa Kỳ. Thay vào đó, Agifish chuyển hướng tập trung vào thị trường châu Âu, châu Á và Trung Đông. Xa hơn, Hùng Vương đầu tư thêm nhà máy chế biến cá, chế biến tôm và kho lạnh để tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan…

 

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0949 049 229 _ Thảo

                                FB: facebook.com/thaotkp

                                skype: Thao_pea

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện