Trong mức giảm về giá trị nêu trên, khối lượng xuất khẩu trong 9 tháng giảm khiến cho kim ngạch giảm 8,10% tương ứng với 172 triệu đô la Mỹ, và giá giảm 6,79% làm kim ngạch giảm thêm 155 triệu đô la Mỹ.
Mặc dù giá xuất khẩu gạo tháng 9-2015 tăng 5,12% so với tháng trước sau bốn tháng giảm liên tiếp, nhưng vẫn còn thấp hơn 10% so với giá tháng 9-2014. Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá gạo giảm gần 6,8% so với cùng kỳ 2014.
Trung tâm này cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với 35% thị phần, mặc dù lượng và trị giá giảm 2,64% và 8,74% so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm 2014, một số thị trường tăng trưởng mạnh là Malaysia tăng 24% về khối lượng và tăng 24,3% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 2 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, chiếm 8,87% thị phần.
Thị trường Ghana tăng 16% về khối lượng và tăng 16,15% về giá trị, đứng vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam; thị trường Bờ Biển Ngà tăng 77,56% về khối lượng và tăng 77,93% về giá trị, đứng thứ 5 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Các thị trường có sự giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 là Phillipines giảm 41,01% về khối lượng và giảm 44,69% về giá trị; Singapore giảm 37,24% về khối lượng và giảm 34% về giá trị; Hồng Kông giảm 29,37% về khối lượng và giảm 35,36% về giá trị.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2015, giá gạo xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều giảm, sang Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Israel, Đức giảm nhiều nhất với 18,34%, 15,38% và 10%, các thị trường khác giảm dưới 8%.
Dự báo xuất khẩu gạo những tháng cuối năm của Việt Nam sẽ tốt hơn nhờ thời tiết khô hạn (El Nino) gây sụt giảm sản lượng ở nhiều nước nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam như Malaysia, Indonesia…