Phóng sự- ký sự

Nông dân lại “khóc” vì ớt

Thứ hai, 07/03/2016 08:30 lượt xem: 687

 Sau nhiều tháng trời bỏ công chăm bẵm, nhiều nông dân tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) giờ đang khóc ròng vì hàng chục ha ớt đã chín nhưng không biết bán cho ai. Khi người dân thu hoạch thì doanh nghiệp không mua như đã cam kết khiến nhiều hộ phải nhổ bỏ.

Năm 2014, ông Nguyễn Văn Minh (trú xóm 5, xã Hoa Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An) vui mừng và háo hức vì 3 sào ớt của ông thắng lợi lớn, cho thu hoạch hơn 7 triệu đồng/sào, cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.

Sau vụ thu hoạch này, hơn 100 hộ dân của xã Hoa Sơn tập trung chuyển đổi sang trồng ớt. Tuy nhiên khi đến vụ thu hoạch thì doanh nghiệp lại không mua như đã cam kết trong hợp đồng.


Ông Minh bức xúc vì việc doanh nghiệp ngừng thu mua giữa chừng khiến ông phải để ớt rụng cả ruộng

Ông Minh bức xúc vì việc doanh nghiệp ngừng thu mua giữa chừng khiến ông phải để ớt rụng cả ruộng

Vội vàng nhổ bỏ ruộng ớt hơn 1 sào đã bị hư khá nhiều do không được thu hoạch, ông Minh cho biết, năm nay 3 sào trồng ớt của ông đầu tư hết hơn 10 triệu đồng nhưng đến nay vẫn chưa thể thu hồi lại được số vốn bỏ ra. Năm 2015, doanh nghiệp mang giống cây về tận xóm ươm trồng rồi cung cấp cho bà con, nhận bao tiêu sản phẩm.

Tuy nhiên phía doanh nghiệp chỉ thu mua được được 3 lần rồi không chịu thu mua nữa, số tiền bán ớt cũng chưa lấy được. Theo hợp đồng, khi thu mua đợt 2 thì phía doanh nghiệp sẽ trả tiền mua đợt thứ nhất, mua đợt 3 sẽ trả tiền đợt 2 nhưng đến nay người dân vẫn chưa nhận được tiền.

“Họ chỉ bảo là không có đầu ra nên cắt đứt liên lạc luôn, chúng tôi chờ mãi không thấy phía doanh nghiệp hồi âm gì nên cũng chán nản chẳng thèm chăm bón cây nữa”, ông Minh cho biết.

Ông Minh chấp nhận mất trắng nhổ cây ớt để chuẩn bị cho vụ ngô

Ông Minh chấp nhận mất trắng nhổ cây ớt để chuẩn bị cho vụ ngô

Từ năm 2014, nông dân xã Hoa Sơn bắt đầu thử nghiệm trồng ớt cao sản, ban đầu được doanh nghiệp Nông sản ở tỉnh Thanh Hóa thu mua đầy đủ, đưa lại thu nhập cao cho nông dân. Ước tính mỗi sào đưa lại 1,5 tấn cho thu nhập 5 -8 triệu đồng/sào. Với năng suất và thu nhập như vậy, năm 2015 nhiều hộ dân đã chuyển đổi diện tích hoa màu sang trồng ớt với mong muốn thoát nghèo.

Bà Nguyễn Thị Mến – xóm trưởng xóm 4 (xã Hoa Sơn) cho biết toàn xóm có 12 ha diện tích trồng ớt cao sản. Tuy nhiên do không có ai mua nên đến thời điểm hiện tại người dân đã phải chấp nhận trắng tay để phá bỏ gần hết để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Theo bà Mến, vụ ớt năm nay các hộ dân chỉ được doanh nghiệp thu mua 1 lần với giá 5.500 đồng/kg rồi không quay trở lại nữa. Số tiền này các hộ dân cũng chưa nhận được vì phía doanh nghiệp trừ vào tiền đầu tư giống ban đầu. Sau đó người dân được doanh nghiệp cổ phần Nông nghiệp La Giang thu mua 2 lần tiếp theo rồi cũng bỏ đi.

“Chờ mãi không thấy ai thu mua, ớt này cũng không thể phơi được nên chúng tôi đành phải vứt bỏ để chuyển sang trồng các loại cây trồng khác”, bà Mến ngậm ngùi cho biết.


Ớt được người dân nhổ bỏ vứt khắp ruộng đồng

Ớt được người dân nhổ bỏ vứt khắp ruộng đồng

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND xã Hoa Sơn cho biết sau nhiều lần liên lạc với doanh nghiệp nhưng không được, xã này đã quyết định mời doanh nghiệp La Giang về thu mua. Doanh nghiệp này tiếp tục ký hợp đồng với người dân là sẽ thu mua 100 tấn ớt cho người dân nhưng mới thu mua được 20 tấn thì doanh nghiệp này cũng không thu mua nữa.

Đây cũng là thực trạng chung của hàng trăm hộ dân trồng ớt khác tại các xã Tường Sơn, Bồi Sơn, Hội Sợn, Long Sơn, Minh Sơn. Theo ông Nguyễn Đình Đăng – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Anh Sơn cho biết toàn huyện có 30 ha diện tích trồng ớt. Việc doanh nghiệp dừng thu mua ớt khiến người dân rơi vào cảnh lao đao, phải phá bỏ các diện tích trồng ớt khi đang thu hoạch.

Hiện các doanh nghiệp cũng đang nợ của người dân hơn 300 triệu đồng tiền thu mua ớt trước đó.

Hồ Hà – Phan Ngọc

 

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0946 705 238

                             

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện