Phóng sự- ký sự

Liên kết chuỗi để ngành tôm phát triển bền vững

Thứ tư, 01/08/2018 09:00 lượt xem: 7498

 

Liên kết chuỗi để ngành tôm phát triển bền vững

Để ngành tôm phát triển bền vững, cần mối liên kết chặt chẽ giữa nhà chế biến và người nuôi tôm Ảnh: PTC​

Trên thực tế, mối liên kết giữa các nhà cung cấp đầu vào là nông dân nuôi tôm và đầu ra là các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, ngành tôm nói riêng. Cùng lắng nghe tiếng nói người trong cuộc.

Ông Trần Thanh Triều, Giám đốc HTX Thành Đạt, ấp Cây Dương, xã Long Điền, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu:

Thường thường, nếu muốn thu hoạch đầm tôm tôi liên hệ với thương lái, họ nói sẽ đến ngay nhưng họ cố ý lâu lâu vài ba tiếng sau mới tới. Nhất là khi đầm tôm gặp sự cố, ví dụ giá bán là 100 nghìn đồng/kg thì họ chỉ trả mình 95 nghìn đồng/kg thôi, khi đó buộc lòng mình phải bán.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc HTX NTTS Cái Bát, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau:

Dự án SusV đem lại chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp với bà con nông dân. Cũng như giới thiệu liên kết từ doanh nghiệp đầu vào cung ứng thức ăn, thuốc thủy sản con giống đến doanh nghiệp đầu ra như, doanh nghiệp chế biến thủy sản tiêu thụ sản phẩm. Nhờ sự liên kết này, tôm có giá thành cao hơn và người nuôi biết con tôm mình làm ra sẽ được bán đi đâu và xuất đến đâu.

Ông Mã Văn Hồng, Giám đốc HTX Nông Ngư Hòa Đê, xã Hòa Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng:

Từ khâu con giống, rồi thức ăn, chúng tôi đã liên kết hết. Con giống chất lượng hơn, có kiểm tra, còn về thức ăn thì cũng được giảm giá hơn trước. Do liên kết được các công ty, không qua đại lý nên đầu ra của sản phẩm giá cả cũng ổn định, cao hơn thị trường và không bị ép giá.

Ông Biên Việt Nhu, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Tôm miền Nam:

Khi người nông dân và các nhà máy chế biến ký các hợp đồng liên kết với nhau, thì bản thân sự ràng buộc này hai bên đều có lợi. Đối với nhà máy chế biến, sẽ ổn định được lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng nguyên liệu được đảm bảo. Đối với người dân khi có đầu ra ổn định thì họ chỉ tập trung vào công việc sản xuất tôm làm sao cho đạt các yêu cầu về kỹ thuật. Họ không còn phải lo nhiều về giá cả bất ổn.

Ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam -VINACLEANFOOD:

Thế giới hiện nay tiêu thụ mỗi năm trên 6 triệu tấn tôm, Việt Nam chúng ta xuất khoảng 500 - 600 nghìn tấn. Tôi nghĩ rằng tiềm năng rất lớn. Vấn đề mở rộng được hay không là do trình độ về sản xuất, quản lý sản xuất và khai thác thị trường.

Ông Ngô Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Thanh Đoàn:

Nếu không có chuỗi liên kết thì sẽ không đủ nguyên liệu cung cấp cho khách hàng. Nên theo tôi, sự bắt tay giữa người nuôi và các công ty chế biến là rất cần thiết.

Phan Thanh Cường TSVN

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện