Lâm Đồng là thủ phủ chè của cả nước, nhưng tính liên kết trong sản xuất và chế biến chè giữa người dân và doanh nghiệp chưa đồng bộ, nếu không muốn nói là chưa có. Người dân trồng chè đang làm theo kiểu “ai mạnh nấy làm” và chủ động trong tất cả các khâu chăm sóc, nhất là trong việc lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè cũng không có các động thái phối hợp với các cơ quan quản lý trong việc thu mua nguyên liệu, nên gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát chất lượng đầu vào. Muốn đưa ngành chè Lâm Đồng ngày càng phát triển, điều tất yếu là các cơ quan quản lý phải tạo được mối liên kết giữa doanh nghiệp với người nông dân để xây dựng các vùng sản xuất chè theo hướng an toàn. Để làm được điều này, cơ quan quản lý nhà nước phải gấp rút xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Riêng đối với chè Oolong, phía Đài Loan hiện đang áp dụng một cách vô lý về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để hạn chế nhập khẩu chè của Việt Nam. Vì thế, ngoài việc tìm kiếm, mở rộng thị trường sang các nước khác thì cần tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng do thị trường Đài Loan quy định để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Trước đây, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Chè Lâm Đồng (nay là Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng) đã từng thành lập Tổ bảo vệ thực vật để phun xịt thuốc đúng liều lượng, đúng quy chuẩn cho bà con, tránh tình trạng không có bệnh cũng phun thuốc. Cách làm này cần được áp dụng lại để đảm bảo chất lượng cho từng vùng nông sản; trong đó, có vùng chè. Đồng thời, tỉnh Lâm Đồng cần tổ chức lại sản xuất chè theo hướng thành lập các tổ hợp tác kiểu mới nhằm liên kết vùng sản xuất, đồng nhất trong khâu canh tác, xịt thuốc, bón phân…
Thông qua việc xuất khẩu chè hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu truyền thống, như: Đài Loan, Nga, Indonesia, Pakistan, Afganistan… mà chưa chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Vì thế, khi thị trường truyền thống có vấn đề thì doanh nghiệp lập tức gặp khó khăn. Lúc này, tình trạng tranh bán lại xảy ra khiến giá trị chè xuất khẩu ngày càng thấp. Để đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp phải có kế hoạch tìm kiếm thị trường mới trong và ngoài nước. Hiện, các doanh nghiệp sản xuất chè xanh, chè đen chưa quan tâm đến thị trường trong nước mà chỉ tập trung xuất khẩu với giá trị thấp. Do đó, các doanh nghiệp cần quyết liệt khai thác thị trường trong nước với tiềm năng rất lớn. Riêng đối với chè Oolong, hiện thị trường tiêu thụ quá nhỏ hẹp nên phải mở rộng thị trường xuất khẩu qua các nước châu Âu - EU. Cùng với đó, cần phát triển thương hiệu Chè B’Lao qua các thị trường tiềm năng, như: Nhật, Mỹ, Canada, Nga, Singapore, Hà Lan và các nước Trung Đông. Về sản xuất nguyên liệu đầu vào, cần tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, nhất là trong khâu thu hái, nhằm giảm chi phí; tăng cường đầu tư thiết bị hiện đại để làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm chè. Trong thời gian tới, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn loại bỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Fipronil sử dụng cho cây chè tại Lâm Đồng.
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi mua chè của dân đều không thể kiểm tra nhanh chất lượng nguồn nguyên liệu. Trên thực tế, doanh nghiệp chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhiều nhưng vùng nguyên liệu lại manh mún và có xu hướng giảm vì người dân chặt bỏ chè để trồng các loại cây khác. Khi có bất cứ một đối tác nước ngoài nào đến đặt vấn đề mua sản phẩm, họ đều yêu cầu phải được tận mắt xem vườn chè để làm cơ sở truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Trong khi đó, cả doanh nghiệp và các hộ dân đều hoàn toàn không có cánh đồng lớn sản xuất chè. Đây là một bất lợi rất lớn, không riêng đối với doanh nghiệp chè Phương Nam, cần phải sớm được khắc phục. Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc triển khai thực hiện cánh đồng lớn. Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân quy hoạch lại vùng chè theo hướng này để tạo ra vùng nguyên liệu an toàn và bền vững.
Những năm trước, bình quân mỗi năm doanh nghiệp thu mua khoảng 140 tấn chè tươi của dân và xuất khẩu khoảng 16 ngàn tấn chè khô. Nhưng từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp của tôi chỉ xuất khẩu được 1,2 tấn chè khô, số tồn kho hiện vào khoảng 2.500 tấn. Từ chỗ có 400 lao động, đến nay, số lượng lao động chỉ có thể duy trì là 100 người. Nói những con số này để thấy hiện các doanh nghiệp sản xuất chè nói chung; trong đó, có doanh nghiệp Trân Nam Việt, đang đứng trước rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp đều muốn “cứu” lấy bản thân mình, cứu lấy người nông dân và ngành chè Lâm Đồng, nhưng không còn đủ năng lực về tài chính cũng như cơ sở vật chất để chứa hàng. Các doanh nghiệp hiện quá lệ thuộc vào thị trường Đài Loan, Trung Quốc nên dễ gặp rủi ro về thanh khoản và hàng rào kỹ thuật. Hàng rào kỹ thuật này chủ yếu áp dụng cho chè Oolong, nhưng lại bị “phủ” lên tất cả các sản phẩm chè khác của Lâm Đồng. Doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với một chuỗi khó khăn, trong khi các ngân hàng nhận thấy ngành chè gặp khó khăn nên đã kiểm soát chặt chẽ dư nợ cũng như thời hạn cho vay. Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cần có chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề này.
Công ty chúng tôi chuyên cung cấp bột cá biển cho các công ty cũng như nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Độ đạm từ 40 45 50 55 60 65 %. Công ty chúng tôi có nhà máy trực tiếp SX với dây chuyền công nghệ hiện đại nên chất lượng sản phẩm giá cả cạnh tranh sẽ mang lại sự hài lòng cho quý khách. Với mục tiêu mở rộng thị trường, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác với tất cả các quý công ty có nhu cầu thu mua nguồn nguyên liệu bột cá.Công ty cam kết lượng hàng ổn định. Hàng đảm bảo chất lượng không Ure, không melamine, không pha trộn. Rất mong nhận được sự quan tâm của quý công ty. Mọi chi tiết về giá và lấy mẫu test vui lòng liên hệ Thành Nam 0949038448. Chân thành cảm ơn.