Tin Tức Nông Sản

Bón phân cân đối và hợp lý cho cây chè xanh ở miền núi phía Bắc

Thứ năm, 09/01/2014 09:56 lượt xem: 659
Khảo sát thâm canh cây chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai... cho thấy một trong những nguyên nhân lớn nhất hiện nay làm cho năng suất, chất lượng cây chè giảm sút là khâu phân bón. Chè là cây cho sản phẩm "búp chè" thu hái nhiều lần trong năm với khối lượng chất xanh lớn, bởi vậy cây chè phải lấy đi nhiều chất dinh dưỡng.

Các nhà khoa học đã xác định trung bình năng suất 2 tấn chè búp khô/ha. Cây chè lấy đi khoảng 80 kg N, 40 kg P2O5, 30 kg K2O, 8 kg MgO, 16 kg CaO và các chất vi lượng như kẽm (Zn), Bo (B), mô líp đen (Mo)... nếu năng suất 3 tấn chè búp khô/ha thì nhu cầu dinh dưỡng của cây chè tăng gấp trên 2 lần, đặc biệt các chất trung lượng như ma nhê, can xi và các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... cây chè cần rất nhiều. Được cung cấp đủ theo nhu cầu dinh dưỡng của chè thì năng suất cao và ổn định chất lượng được cải thiện rõ rệt, giá trị thương phẩm ngày càng cao. Tuy nhiên, thực tế canh tác chè hiện nay bà con nông dân vẫn chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng.


Ngoài NPK, cây chè cần rất nhiều chất trung, vi lượng khác

Nguyên nhân chủ yếu là do chưa trang bị đầy đủ kiến thức sử dụng phân bón mà chỉ làm theo kinh nghiệm, thói quen là chính. Nông dân rất thích loại phân nào sau khi bón cây chè xanh ngay nên chọn đạm là phân bón chủ lực cho cây chè. Với 7 - 8 lứa hái búp chè trong năm cũng là 7 - 8 lần bón đạm.

Bà con thường bón phân theo trời mưa, rải phân ngay trên mặt luống chè. Việc bón phân như vậy gây lãng phí lớn vì sau khi gặp nước mưa phân đạm hòa tan một phần lớn theo nước mưa chảy xuống sông, suối, một phần đạm bốc hơi còn một phần nhỏ cây chè mới hấp thụ được, bởi thế lượng đạm đầu tư quá lớn 60 - 80 kg urê/sào (360 m2) mà năng suất chè vẫn chưa cao trái lại sâu bệnh bùng phát nguy cơ ngộ độc môi trường rất lớn do dùng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng chè giảm sút.

Bà con nên biết rằng sau đạm cây chè còn cần lân, ka li và đặc biệt cần can xi, ma nhê và các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... trong đó cây chè cần nhiều nhất là can xi và ma nhê. Do đặc điểm hình thành đất trồng chè ở miền núi phía Bắc là do đá phiến thạch phong hóa nên bản thân đất đã chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, cộng với quá trình đốt rẫy nên đất ngày càng bị rửa trôi xói mòn, độ pH thấp từ 3 - 4, nghèo các chất dinh dưỡng trung vi lượng.

Trong khi đó cây chè lại cần độ pH từ 4,5 - 5,5 và phải có hàm lượng can xi, ma nhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên. Các thực nghiệm bón phân cho cây chè xanh đều khẳng định: Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K) và các chất trung lượng can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen thì chè tốt bền, cây khỏe, ít sâu bệnh cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu này Công ty phân lân Văn Điển đã cho ra đời sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng (NPK) các chất trung lượng như can xi, ma nhê, các chất vi lượng như kẽm, bo, mô líp đen... chuyên dùng cho cây chè đặc biệt là các chất dinh dưỡng trong phân đa yếu tố NPK Văn Điển hầu hết không bị rửa trôi, khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ pH của đất và là nguồn dự trữ dinh dưỡng cung cấp từ từ đầy đủ, cân đối cho cây chè. Bởi vậy cây chè khỏe, tốt đều, tốt bền.

Để chăm bón cho cây chè kinh doanh nhằm đạt được năng suất cao, chất lượng chè cải thiện bà con nông dân có thể sử dụng phân bón NPK Văn Điển loại 16.8.8 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 8%; CaO = 10%; MgO = 7%; SiO2 = 9%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo hoặc cũng có thể dùng loại NPK Văn Điển 16.8.4 (N = 16%; P2O5 = 8%; K2O = 4%; CaO = 15%; MgO = 8%; SiO2 = 13%; S = 2%) và các chất vi lượng Zn, B, Mo. Tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60% với mức bón từ 60 - 80 kg/sào/năm tùy theo điều kiện thổ nhưỡng và được chia làm 2 lần bón: Lần 1 bà con bón vào tháng 3 với 50% lượng phân. Lần 2 bón vào tháng 8, tháng 9 hết số phân còn lại.

Theo cách bón xới đất giữa hai hàng chè rồi rải phân sau đó lấp đất kín phân hoặc đào hố giữa hàng đối với đất bằng, đất dốc thì đào hố mép chè phía trên tả luy dương mỗi hố rộng 15 - 20 cm, sâu 20 - 25 cm, hố cách hố 30 - 40 cm sau đó rải phân rồi lấp đất chặt. Sau 3 năm sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây chè bà con nông dân ở Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Thái Nguyên, Phú Đa, Phú Bền, Phú Thọ... nhận xét chè cho năng suất cao hơn 2 - 3 lần so với bón phân thông thường.

Đặc biệt búp và lá chè có màu xanh sáng, búp to, chè ít sâu bệnh khi sao chè ít hao chỉ cần 3,85 - 4,2 kg búp tươi cho 1 kg búp khô, hương vị được cải thiện, thị trường nhiều người ưa chuộng, hiệu quả sử dụng phân bón được nâng cao, đặc biệt bà con nông dân sử dụng phân bón NPK Văn Điển đã thay đổi được phương pháp bón phân là bón vùi qua đất mỗi năm chỉ bón 2 lần thay vì bón 7 - 8 lần như trước đây, không phải đầu tư thêm phân đạm và các loại phân khác nhưng hiệu quả vẫn cao gấp nhiều lần.

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện