Thông tin thị trường

Xuất khẩu mực và bạch tuộc tăng trở lại

Thứ tư, 16/03/2016 08:43 lượt xem: 429

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực và bạch tuộc chiếm tỉ trọng lớn nhất với 40%.

xuat khau mucTrong tháng 1, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt giá trị 38,45 triệu USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2015.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 1, xuất khẩu mực, bạch tuộc đạt giá trị 38,45 triệu USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ 2015. Đây cũng là bước đánh dấu sự tăng trưởng của nhóm ngành này khi những tháng cuối năm ngoái kim ngạch xuất khẩu liên tục đi xuống.

Mực vẫn là mặt hàng có tỉ trọng lớn, chiếm gần 52%, đạt giá trị gần 20 triệu USD. Còn bạch tuộc hiện chiếm 48%, xuất khẩu đạt 18,45 triệu USD trong tháng 1.

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu hàng đầu mặt hàng mực và bạch tuộc Việt Nam, chiếm gần 40% tỉ trọng. Trong tháng 1, sản phẩm này sang Hàn Quốc đạt giá trị 15,31 triệu USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2015.

Là thị trường nhập khẩu chiếm tỉ trọng 14%, ASEAN có mức tăng trưởng cao nhất trong 3 thị trường chính với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,42 triệu USD, tăng gần 21%.

Riêng với thị trường Mỹ, mặc dù tỉ trọng xuất sang đây chỉ chiếm 1,3%, nhưng lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng. Trong tháng 1, Mỹ nhập mực, bạch tuộc từ Việt Nam đạt giá trị 503.000 USD, tăng 167,3% so với cùng kỳ 2015.

Thuế chống bán phá giá tôm vào Mỹ tăng mạnh

Mức thuế chống bán phá giá mà DOC áp với tôm Việt Nam đối với 2 bị đơn bắt buộc lần lượt là 2,86% và 4,78%.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa ban hành kết luận sơ bộ mức thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ trong lần rà soát hành chính lần thứ 10 (POR10) đối với các lô hàng tôm xuất khẩu từ ngày 1/2/2014 đến 31/1/2015.

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá mà DOC áp với tôm Việt Nam đối với 2 bị đơn bắt buộc lần lượt là 2,86% và 4,78%. Mức thuế sơ bộ cho các bị đơn tự nguyện là 3,56%, cao gấp gần 4 lần so mức thuế chính thức của POR9 (0,91%). Các doanh nghiệp còn lại vẫn phải chịu mức thuế suất toàn quốc là 25,76%.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, mức thuế chống bán phá giá mà DOC công bố tăng mạnh so với lần xem xét trước gây bất lợi cho xuất khẩu tôm của Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh Thái Lan, đối thủ xuất khẩu chính của tôm Việt Nam vào Mỹ, chỉ có mức thuế là 1,35%.

Tuy nhiên, theo VASEP, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ, kết quả chính thức sẽ được công bố sớm nhất là vào đầu tháng 7/2016.

Bên cạnh phán quyết của DOC, Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) cũng đang rà soát lần thứ hai (cứ 5 năm một lần) đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá sản phẩm tôm của Việt Nam.

Mục đích của đợt rà soát này là nhằm xác định xem liệu việc hủy bỏ lệnh áp thuế nêu trên có gây thiệt hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ hay không.

16/03/2016

Vũ Trọng

VGP

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0946 705 238

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện