Thông tin thị trường

Xu hướng ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua Vietshrimp

Thứ tư, 09/05/2018 09:00 lượt xem: 2175

 

Xu hướng ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam qua Vietshrimp

Những gian hàng trưng bài tại triễn lãm.​

Bài viết này cung cấp cái nhìn sơ lược về những đổi mới công nghệ ấn tượng trong triễn lãm công nghệ ngành tôm Việt Nam được tổ chức tại Tp.Bạc Liêu từ ngày 27-29/4/2018.

Trong năm 2017 ngành thủy sản có tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 5,89% vượt kế hoạch đề ra 5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 8,37 tỷ USD. Đóng góp lớn nhất vào xuất khẩu thủy sản là mặt hàng tôm với mức tăng trưởng trên 21%, giá trị xuất khẩu đạt 3,8 tỷ USD. Năm 2018 ngành thủy sản phấn đấu đạt tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 8,5 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2017. Để đạt mục tiêu trên cần phát triển đồng bộ khai thác và nuôi trồng thủy sản, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, quy trình nuôi thủy sản tốt, cơ cấu lại sản phẩm chế biến, tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng, tổ chức sản xuất liên kết chuỗi từ nuôi trồng đến tiêu thụ. Cụ thể cho vấn đề trên là sự kiện Hội chợ Triển lãm Công nghệ ngành tôm Việt Nam - VietShrimp 2018.

Hội chợ có quy mô 150 gian hàng của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn như: Tập đoàn Minh Phú, công ty Thăng Long, công ty Giống Thủy sản Dương Hùng, công ty Vinhthinh Biostadt, Uni-President Việt Nam, Skretting Vietnam, CP Group, CarGill, De Heus, Proconco, Tép Bạc,…; với nhiều lĩnh vực hoạt động sản xuất cung cấp tôm giống, thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, công nghệ, máy móc, thiết bị, chế biến, dịch vụ hậu cần ngành tôm.

Sau đây là những công nghệ nuôi tôm đáng chú ý.

1. Giải pháp quản lý môi trường qua thiết bị quan trắc chất lượng nước tự động IoT

Hệ thống IoT quan trắc chỉ số nước tự động và liên tục ứng dụng Internet of Thing (IoT) giúp theo dõi, lưu trử và cảnh báo cho người nuôi biết ngay khi các chỉ số trong môi trường vượt ngưỡng tôm/cá nuôi.

Một ví dụ tiêu biểu là Envisor – đây là máy đo môi trường thời gian thực được đặt trực tiếp tại ao nuôi tôm/cá. Thiết bị này có kết nối 3G gửi dữ liệu liên tục lên Cloud giúp người quản lý có thể dùng Smartphone có thể xem các chỉ số này ở bất cứ đâu. Máy có thể đo được các chỉ số pH, Oxy, nhiệt độ, Ca/Mg, ORP, độ mặn… và cập nhật các chỉ tiêu cứ 5 phút 1 lần và gọi điện cảnh báo cho người nuôi tôm ngay khi các chỉ số vượt ngưỡng.

2. Giải pháp công nghệ cao hỗ trợ quản lý nuôi tôm qua phần mềm

Công nghệ hỗ trợ quản lý nuôi tôm/cá thông qua ứng dụng hoặc phầm mềm có thể dễ dàng sử dụng được trên máy tính, ipad và điện thoại thông minh.

Ví dụ điển hình là ứng dụng FARMEXT một giải pháp đến từ TÉP BẠC hợp tác với Bayer Việt Nam.

Với Farmext tất cả các thông tin dữ liệu liên quan đến ao nuôi bao gồm chi phí đầu tư, nguyên vật liệu sản xuất, thông số môi trường nước… được thông báo đều đặn, chi tiết mọi lúc mọi nơi cho người nuôi thông qua tính năng quản lý truy cập từ xa và báo cáo trực quan bằng biểu đồ. Ngoài ra, người nuôi dễ dàng theo dõi tình trạng sức khoẻ đàn tôm, cá và nguy cơ ao nuôi nhiễm bệnh với tính năng cảnh báo tự động, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Thêm vào đó, hệ thống tự động gợi ý và kết nối từ xa với chuyên gia kỹ thuật giúp người nuôi dễ dàng gửi thắc mắc và nhận tư vấn phòng và trị bệnh kịp thời.

3. Giải pháp nâng cao năng suất bằng công nghệ trong xử lý nước và cung cấp oxy

Để nâng cao năng suất và sản lượng tôm nuôi đã có những mô hình nuôi tôm mới ra đời, trong đó tiêu biểu là mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn trong ao lót bạt của CP và những mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Ảnh: Mô hình nuôi tôm trưng bày tại triển lãm.

 

Để đáp ứng được những mô hình này triển lãm đã trưng bày những giải pháp xử lý nước nuôi hiệu quả bao gồm: hệ thống siêu lọc UF (0.02 um), hệ thống bồn lọc nhanh, khử trùng bằng Chlorine dioxide. Và thiết bị cung cấp oxy công suất cao cho ao nuôi tôm như máy quạt nước Paddle wheel aerator, với ưu điểm: thiết kế nhỏ gọn từ 4 – 10 cánh, công suất 1HP – 5HP vừa tạo dòng chảy vừa giúp tăng hàm lượng oxy trong ao nhưng tiêu tốn oxy ít hơn.

4. Giải pháp tự nhiên trong phòng trị bệnh

Nhiều công ty thuốc đã nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như: các loại tảo biển (Ulva sp và Solieria chordalis), nấm men (Sarcharomyces cerevisiae), tinh dầu tỏi, …Bổ sung hoạt chất này vào chế độ ăn nhằm tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên của vật nuôi. Đồng thời hỗ trợ phòng hoặc trong giai đoạn thách thức mầm bệnh làm tăng năng suất và tỉ lệ sống cho tôm nuôi.

5. Chiến lược dinh dưỡng thúc đẩy tăng trưởng cho tôm/cá

Ngoài những sản phẩm tăng trọng từ hỗn hợp vitamin, còn có các sản phẩm khác như dịch trùn quế, và chế độ dinh dưỡng bổ sung Selenium hữu cơ… ngoài tác dụng cải thiện hiệu quả tăng trưởng còn giúp cân bằng dinh dưỡng, đồng thời kích thích miễn dịch của cơ thể tôm/cá.

Lệ Thủy 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện