Tin tức thủy sản

Vì sao nuôi tôm ngày càng khó?

Thứ sáu, 31/03/2017 08:00 lượt xem: 980

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng tự hỏi câu hỏi này khi dịch bệnh trên tôm diễn biến nhanh và ngày càng phức tạp. Chưa có một biện pháp cụ thể nào để kiểm soát dịch bệnh. Bài viết này, Tép Bạc sẽ phân tích nguyên nhân tại sao nuôi tôm ngày càng khó.

 

Vì sao nuôi tôm ngày càng khó?

Vì sao nuôi tôm ngày càng khó? Hình minh họa Tép Bạc

1.         Yếu tố thời tiết

tại sao nuôi tôm khó

Trái đất nóng lên Hình minh họa

Sự tăng nhiệt độ trên bề mặt trái đất (El Nino) làm thời tiết diễn biến bất thường và không lường trước được.

Nuôi tôm là một trong những ngành phụ thuộc nhiều vào thời tiết vì ao nuôi tôm thường ở ngoài trời chịu tác động trực tiếp của sự thay đổi nhiệt độ. Mặt khác tôm là loài biến nhiệt, thân nhiệt của tôm thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước. Sự biến đổi thất thường của thời tiết làm sức đề kháng của tôm giảm, tôm trở nên yếu dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó khi môi trường thay đổi đột ngột quá trình phân hủy chất hữu cơ trong ao giảm làm nguồn nước ôi nhiễm tạo điều kiện cho mầm bệnh có trong ao phát triển mạnh và gây bệnh cho tôm.

2.         Môi trường nước

tại sao nuôi tôm khó

Nuôi trồng thủy sản thành công hay thất bại là ở chất lượng nguồn nước nuôi. Chất lượng nước quyết định hiệu quả của thức ăn, tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của vật nuôi. Nhưng nguồn nước trong tự nhiên ngày càng ôi nhiễm trầm trọng.

Nguyên nhân ôi nhiễm nguồn nước: do nước thải sinh hoạt của con người, nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, bệnh viện và cả nước thải trong quá trình nuôi trồng của con người.

Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải chưa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Thông thường, nước trong ao nuôi tôm phải qua ao xử lý trước khi thải ra sông rạch, nhưng hiện nay người nuôi đều xả thẳng ra sông. Người dân vô tình lấy nước này để nuôi tôm sẽ ảnh hưởng đến cả vụ nuôi.

3.         Kỹ thuật nuôi

tại sao nuôi tôm khó

Bên trong mô hình nuôi thâm canh Hình minh họa

Mở rộng diện tích nuôi nhưng không gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ và trình độ quản lý của người nuôi.

Diện tích nuôi tôm và mật độ nuôi không ngừng tăng nhưng phần lớn nuôi theo mô hình quảng canh và bán thâm canh, số hộ nuôi theo hình thức thâm canh còn hạn chế. Ao nuôi đơn giản không có ao lắng, ao xử lý chất thải mà trực tiếp xả ra môi trường. Việc thải trực tiếp ra môi trường của các ao nuôi gây ôi nhiễm nguồn nước và là nguyên nhân lây lan mầm bệnh.

Bên cạnh đó mật độ nuôi tôm càng cao năm 2015 mật độ nuôi chỉ dưới 80con/1mnhưng ngày nay người dân thả tôm mật độ 100-200con/m2 . Khi nuôi tôm mật độ cao nguồn nước trong ao sẽ nhanh chóng bị ôi nhiễm do phân tôm cũng như thức ăn dư thừa nếu không nâng cao trình độ quản lý ao nuôi, không có ao lắng và hệ thống xử lý chất thải sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh trong ao phát triển gây bệnh cho tôm.

4.         Kháng sinh

tại sao nuôi tôm khó

Kháng sinh nguyên liệu được bán tràn lan trên thị trường Hình minh họa

Việc sử dụng chưa đúng và lạm dụng kháng sinh quá mức.

Sai lầm của sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là sử dụng kháng sinh với tác dụng phòng bệnh.

Kháng sinh được dùng để trị bệnh và dùng đúng liệu trình mới diệt hết vi khuẩn, nếu dùng kháng sinh với liều quá thấp hoặc quá cao trong thời gian ngắn sẽ không tiêu diệt hết vi khuẩn mà sẽ làm xuất hiện vi khuẩn kháng kháng sinh. Con tôm không như động vật trên cạn nên không thể đưa đúng liều kháng sinh vào cơ thể để trị bệnh cho tôm. Điều này làm tôm rất dễ lờn thuốc và kháng thuốc.

5.         Con giống

tại sao nuôi tôm khó

Con giống tôm sú Hình Internet

Việc sử dụng con giống không đạt chất lượng, không xét nghiệm mầm bệnh trước khi thả nuôi làm mần bệnh phát triển lây lan và gây tổn hại cho người nuôi. Mặt khác để ngành nuôi tôm phát triển bền vững thì con giống sạch, kháng bệnh là rất quan trọng. Muốn tạo ra những con giống bảo đảm chất lượng thì phải có Trung tâm gia hóa, mà hiện nay, nước ta chưa có trung tâm này để tạo ra con giống tôm gốc. Nguồn giống tôm sú của nước ta chỉ có một trung tâm ở tỉnh Ninh Thuận nhưng chỉ nuôi tôm bố mẹ.

Lời kết:

Bên cạnh nhưng yếu tố mà con người không thể kiểm soát trong nuôi tôm thì có những yếu tố mà chúng ta có thể thay đổi được đó là nâng cao trình độ nhận thức của người dân về việc sử dụng thuốc kháng sinh, tập huấn kiến thức mới cho nông dân, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, khuyến khích nuôi tôm áp dụng công nghệ cao để nâng cao 

LỆ THỦY

 

Công Ty Thức ăn Chăn Nuôi và Trang trại có nhu cầu mua sản phẩm bột bã hèm bia vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.

Hotline: 091 567 2347

Email: bahembianhapkhau@gmail.com

Web: bahembia.com

----------------------------------------

Đơn vị phân phối:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 08.6260 0412 -Fax: 08.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com
Kho hàng: Lô F9, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh

 

 

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện