Kỹ thuật nuôi

TP. HCM: Một số nguyên nhân và giải pháp kỹ thuật phòng tránh nghêu chết tại huyện Cần Giờ thời gian qua

Thứ tư, 09/03/2016 07:48 lượt xem: 530

Hiện diện tích nuôi nghêu năm 2015 tại Huyện Cần Giờ là hơn 800 ha, đạt sản lượng lên 9.600 tấn/năm và sản lượng nghêu xuất khẩu 7.877,5 tấn Theo số liệu ghi nhận từ phòng Kinh tế Huyện Cần Giờ, năm 2015 đã có 354,5ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng ước tính khoảng 1.412 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 28,240 tỷ đồng/năm.

thất mùa nghêuThất vọng khi đi thu hoạch nghêu

Tình hình nghêu chết tại Huyện Cần Giờ xảy ra từ 2007 đến nay, nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 3 - 4 hàng năm. Năm 2015 đến tháng đầu năm 2016 chủ yếu tập trung nhiều nhất vào các bãi sân nghêu Thị trấn Cần Thạnh.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Tp. HCM và Ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ cùng các ban ngành có liên quan vừa có buổi làm việc để tìm ra nguyên nhân gây chết nghêu và bàn giải pháp kỹ thuật nhằm phòng tránh nghêu chết cho nông dân trong những mùa vụ tới. Qua buổi làm việc, cán bộ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản đã xác định được một số nguyên nhân nghêu chết tại H. Cần Giờ trong thời gian qua là:

+ Do độ mặn và nhiệt độ tăng cao đột ngộ, ký sinh trùng Perkinsus sp xuất hiện.

+ Do người dân tăng mật độ nuôi nghêu lên cao làm ảnh hưởng đến tập tính sinh trưởng, sinh học của nghêu.

+ Nền đáy sân bãi nuôi không được cải tạo kỹ.

+ Thời tiết khí hậu thay đổi bất thường.

+ Các yếu tố môi trường thủy, lý hóa tác động

khảo sát
Hình ảnh khảo sát sân nuôi nghêu tại Cần Giờ

Để khuyến cáo đến nông dân, một số giải pháp được đưa ra nhằm giúp nông dân nuôi nghêu hạn chế nghêu chết như sau:

+ Theo quy chuẩn kỹ thuật nuôi, nghêu sinh trưởng và phát triển tốt khi các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp, cụ thể như: nhiệt độ từ 28 – 300C; độ mặn từ 18 - 28‰; pH 6 - 7; oxy hòa tan 4 – 6 mg/l.

+ Cần theo dõi kết quả quan trắc môi trường của Chi cục quàn lý chất lượng và Bảo vệ ngồn lợi thủy sản thu mẫu định kỳ, nhằm phát hiện sớm những biến động bất thường của môi trường, các chỉ tiêu trên vượt ngưỡng thích hợp đề có biện xừ lý kịp thời có thể thu hoạch sớm.

+ Thời điểm từ tháng 12 – 2 Âm lịch không nên thả giống nghêu, vì thời gian này thời tiết đang giao mùa nhiệt độ thay đổi đột ngột (ngày nắng nóng, đêm về lạnh) và sẽ xuất hiện ký sinh trùng Perkinsus sp bám vào nghêu làm cho nghêu yếu đi. Đồng thời, phải có thời gian ngắt vụ nuôi nhằm hạn chế sự hiện diện của tác nhân gây bệnh tồn lưu trong bãi nghêu…

+ Mật độ thả nghêu giống không nên quá dày, nên thả từ 200 – 300 con/m2 với cỡ giống từ 400 – 600 con/kg rút ngăn thời gian nuôi.

+ Cần phải cải tạo đáy sân nuôi nghêu bằng máy cơ giới hóa trong khâu cải tạo, nhằm xới sâu để nền dáy được thông thoáng và thu gom những mảnh vỏ nghêu chết ở vụ nuôi trước còn sót lại. Bên cạnh đó, các hộ nuôi nghêu cần có tính cộng đồng cao hơn nữa trong quá trình nuôi nghêu.

Ths. Nguyễn Thị Gái Nhỏ Khuyến Nông TPHCM, 

 

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0946 705 238

                             

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện