Tôm nuôi bị nhiễm bệnh dư thừa thức ăn trong nhá.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 205 ha nuôi tôm, trong đó có gần 8 ha bị nhiễm bệnh đốm trắng và đang có dấu hiệu lây lan.
Từ giữa tháng 3-2018 đến nay, thời tiết thay đổi thất thường, ban ngày nắng nóng, chiều tối có mưa, làm cho nền nhiệt thay đổi, độ mặn và nhiệt độ trong ao nuôi không ổn định, tôm nuôi dễ bị sốc và nhiễm dịch bệnh. Do đó, người nuôi tôm cần theo dõi sự thay đổi thời tiết, bám sát chu kỳ sinh trưởng và dấu hiệu hoạt động tôm nuôi để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh.
Ao nuôi tôm ở thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam
Vụ nuôi tôm đầu năm 2018, anh Lê Văn Nhị ở thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam thả nuôi ở 4 đìa tôm với diện tích gần 1 ha. Trong đó có 2 đìa đang cải tạo, chuẩn bị thả tôm nuôi và 2 đìa trước đó đã thả nuôi được 35 ngày tuổi, sinh trưởng bình thường, tuy nhiên vấn đề quan tâm hiện nay là thời tiết đang nắng nóng và có mưa, tôm nuôi dễ bị bệnh.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 205 ha nuôi tôm, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng, tập trung ở huyện Thuận Nam và Ninh Phước. Trong đó, có 50 ha đã thu hoạch, với sản lượng trên 630 tấn. Số diện tích tôm nuôi còn lại có gần 8 ha bị nhiễm bệnh đốm trắng và đang có dấu hiệu lây lan. Theo đánh giá của ngành chức năng, tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp khó khăn do thời tiết bất thường, nắng nóng trên diện rộng và có mưa dông, làm cho nhiều ha tôm nuôi có dấu hiệu dịch bệnh. Ngành chức năng đang tăng cường giám sát và hướng dẫn người nuôi các biện pháp phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh.
Yếu tố thời tiết đóng vai trò quan trọng trong vụ nuôi tôm. Vì vậy, khi thời tiết thay đổi, người nuôi tôm cần bổ sung kịp thời, đúng thời điểm các loại Vitamin, thuốc đề kháng vào thức ăn để con tôm có sức đề kháng, hạn chế được dịch bệnh, mang lại hiệu quả cho vụ nuôi.
Hoài Hương NTV