Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tính đến 30/11/2016, diện tích nuôi cá tra thương phẩm đạt 4.552 ha, sản lượng đạt 1,047 triệu tấn, trong đó Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực nuôi chính của cả nước, cung cấp tới hơn 98% sản lượng cá tra nuôi. Ước thực hiện diện tích nuôi cả năm đạt gần 5.000 ha, sản lượng ước đạt 1,20 triệu tấn (tăng 9% so với năm 2015). So với cùng kỳ 2015, mặc dù số lượng giống thả nuôi giảm -11,1%, diện tích thả nuôi tăng 3,1%, nhưng sản lượng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015. Ước tổng giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt 1,67 tỷ USD, tăng 6,6% so với năm 2015. Năm 2016 các tỉnh ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu dẫn đến diện tích nuôi, môi trường nuôi cùng chất lượng sản phẩm cá tra bị tác động xấu.
Giá cá tra cũng biến động mạnh trong năm 2016. Giá thu mua cá tra nguyên liệu tại ao dao động 18.000-23.000 đồng/kg, giảm từ 3.000-4.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, 3 tháng đầu năm giá dao động 19.500- 20.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 1.500-2.000 đồng/kg. Mặc dù giá cá nguyên liệu đã tăng song vẫn chưa ổn định. Thị trường cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL trong tháng cuối năm có xu hướng chậm lại về sức mua và giá cả có xu hướng giảm nhẹ sau một thời gian chững giá ở mức cao. Hiện nay, giá cá khoảng 21.300-22.000 đồng/kg, người nuôi mới có lãi, song nguồn cá tra nguyên liệu tại ao đã gần như cạn kiệt.
Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra đã rơi vào tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, phải giảm công suất. Đây là lần đầu tiên sau 20 năm phát triển ngành cá tra, các doanh nghiệp chế biến rơi vào tình trạng này. Đặc biệt, từ tháng 1 đến tháng 4/2017, lượng cá nuôi của người dân được dự báo chỉ có thể đáp ứng tối đa 10% cho nhu cầu sản xuất của các nhà máy. Trong khi lượng cá có kích cỡ từ 900 gram đến 1,5 kg cung ứng cho thị trường xuất khẩu cũng sẽ hụt trên 80%. Tình trạng thiếu cá tra nguyên liệu thậm chí sẽ kéo dài trong suốt cả năm 2017, nguyên nhân là do cá giống bị mất mùa từ tháng 12/2016, sớm nhất phải đến cuối tháng 2/2017 mới có cho vụ mới.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là hệ quả của nhiều năm thua lỗ liên tục của ngành cá tra khiến nông dân không còn khả năng bám trụ, phải bỏ ao nuôi hoặc giảm quy mô, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cũng thu hẹp quy mô, giảm sản lượng nuôi trong khi tình hình thị trường xuất khẩu lại có nhiều khởi sắc (tăng hơn 7% so với năm 2015 và dự báo còn tiếp tục tăng trong năm 2017). Việc nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chuyển hướng sang các thị trường mới ở châu Á cũng giúp thị phần và giá xuất khẩu trong năm 2017 tăng từ 5-10% so với năm 2016. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,, Việt Nam đang xuất khẩu cá tra sang 140 thị trường trên thế giới, dự kiến năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,67 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ. Các thị trường chính như Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Mexico, Brazil, Colombia và Ả Rập Saudi chiếm 79,2% tỉ trọng xuất khẩu. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ đạt ở mức trên 360 triệu USD. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cá tra Việt Nam, chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, nâng cao sức cạnh tranh thì sản phẩm cá tra ngày càng đối mặt với những biến động thị trường; các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu ngày càng dày.
Hướng đi cho cá tra Việt Nam
Ngành cá tra Việt Nam đối mặt với khó khăn trong vài năm trở lại đây đã đặt ra yêu cầu thay đổi của toàn bộ hệ thống, từ các nhà quản lý tới người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.
Trước tiên, chính phủ và các địa phương cần tính toán và xây dựng quy hoạch vùng nuôi cá tra, kiểm soát diện tích và sản lượng nuôi, không để người dân nuôi cá tra tự phát như trước kia. Theo Tổng cục Thủy sản, ĐBSCL hiện có 4.785 ao nuôi cá tra thương phẩm, trong đó 2.267 ao thuộc sở hữu cá thể (chiếm 47,38%), 2.486 ao nuôi thuộc sở hữu doanh nghiệp (51,95%) và 32 ao thuộc sở hữu các hợp tác xã/tổ hợp tác. Ngoài ra, cũng cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi nhỏ lẻ liên kết thành nhóm lớn như tổ hợp tác, HTX, qua đó dễ dàng tiếp cận vốn vay ngân hàng, mua vật tư đầu vào với giá rẻ, thực hiện các tiêu chuẩn sản xuất an toàn và đủ lực tạo ra nguồn cá nguyên liệu lớn cung ứng cho doanh nghiệp cũng như triển khai ứng dụng các mô hình nuôi ứng dụng VietGAP, GlobalGAP…
Để thích ứng với những yêu cầu mới của thị trường, người nuôi cá tra cần thay đổi tư duy nhận thức trong nuôi cá giống, cá thương phẩm; tức là phải chuyển từ nuôi mật độ dày, cho ăn nhiều, sử dụng kháng sinh liều cao (hoặc kháng sinh thế hệ mới) sang nuôi thưa, cho ăn đủ chất, hạn chế sử dụng kháng sinh. Đặc tính của cá tra là mẫn cảm với môi trường nước, việc thay nước liên tục dễ làm cá bệnh. Khắc phục tình trạng này, cần áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi, cho nước tuần hoàn qua hệ thống lọc tự động, khi môi trường nước không thay đổi cá sẽ ít bệnh.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực chế biến, cần thực thi nghiêm túc các quy định để đảm bảo chất lượng phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ (từ đầu vào đến đầu ra) các loại hóa chất dùng cho tăng trọng, kháng sinh trong quá trình nuôi, cương quyết xử lý những doanh nghiệp làm ăn gian dối, nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng, kiểm soát hóa chất sử dụng trong chăn nuôi và chế biến để giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng và giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó, đảm bảo nguồn cung cá giống ổn định và chất lượng cũng là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành cá tra. Mỗi năm, riêng khu vực ĐBSCL cần hơn 30 tỉ cá tra bột (cá giống) để phục vụ nhu cầu nuôi xuất khẩu nhưng khâu này vẫn còn yếu, dẫn đến mạnh ai nấy làm, chất lượng con giống không bảo đảm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có định hướng tiếp tục đánh giá chất lượng, hoàn thiện và chuyển giao đàn cá tra chọn giống cho các địa phương.
Việc xây dựng chuỗi liên kết đã bước đầu được triển khai song chưa hoàn chỉnh và hiệu quả. Do đó, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cần hợp tác chặt chẽ để cùng chia sẻ khó khăn với người nuôi trong chuỗi giá trị và cùng nhà nước xây dựng thương hiệu cho cá tra Việt Nam. Khi có thương hiệu, doanh nghiệp mới chủ động được thị trường và không bị chi phối bởi giá cả. Phía người nuôi cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt quy định của vùng nuôi theo hướng bền vững, gắn với các chuỗi liên kết, tổ hợp tác hoặc HTX, hướng đến quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...
Đối với thị trường tiêu thụ, ngành sản xuất cá tra Việt Nam cần thay đổi tư duy, vừa phát triển thị trường nội địa, vừa tránh phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu chủ lực, thay vào đó, phải tích cực, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, đặc biệt là các thị trường mới nổi ở châu Á với mức thu nhập tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, ASEAN… Đặc biệt, tại thị trường Trung Quốc, cá tra có mức giá phù hợp với người dân và người dân hiện không an tâm với các sản phẩm sản xuất trong nước. Do vậy, đây là cơ hội cho cá tra xâm nhập mạnh hơn vào thị trường này.
Hương Trà
Việt tags xin giới thiệu đến các bạn đơn vị cung cấp bã hèm bia chất lượng và uy tín để sử dụng:
Công Ty Thức ăn Chăn Nuôi và Trang trại có nhu cầu mua sản phẩm bột bã hèm bia vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.
Hotline: 091 567 2347
Email: bahembianhapkhau@gmail.com
Web: bahembia.com
----------------------------------------
Đơn vị phân phối:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 08.6260 0412 -Fax: 08.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com
Kho hàng: Lô F9, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh