Thông tin thị trường

Những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam tháng 1

Thứ tư, 10/02/2016 07:00 lượt xem: 1169

Tăng trưởng kinh tế và cân đối tài chính vĩ mô tích cực và nguồn kiều hối tăng mạnh... là những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam năm 2016

Những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam tháng 1

Nguồn cung hàng hóa đầy đủ. ảnh Internet

Tăng trưởng kinh tế tích cực

Sự phát triển tiếp tục được ghi nhận ở cả 3 lĩnh vực sản xuất công nghiệp trong cả nước (ước tăng 5,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 8,2%), nông nghiệp (diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân đạt mức như cùng kỳ năm trước, chăn nuôi tăng nhẹ, riêng sản lượng thủy sản tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước). Các ngành dịch vụ phát triển mạnh gắn với nhu cầu vận chuyển, mua sắm và giải trí dịp Tết Nguyên đán (vận tải hành khách ước đạt 290,3 triệu lượt khách, tăng 7,1% và 12,6 tỷ lượt khách.km, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015. Vận tải hàng hóa ước đạt 98,4 triệu tấn, tăng 6,5% và 19,9 tỷ tấn.km, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước). Tổng cầu và sức mua thị trường có khả năng thanh toán được cải thiện, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2015 (loại trừ yếu tố giá tăng 11%). Do chuẩn bị dự trữ và làm tốt công tác phân phối, cùng với hiệu ứng thực thi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nguồn cung hàng hóa, nhất là bánh kẹo, thực phẩm, khá dồi dào và đặc biệt, không có sự tăng giá dịp sát Tết Nguyên đán như thông lệ.

Tháng 1-2016, các chỉ số cân đối tài chính vĩ mô khác khá tốt, với Chỉ số CPI không biến động so với tháng trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. Lạm phát cơ bản tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 1,72% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 01/2016 tăng 0,18% so với tháng trước; tăng 5,28% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng thu NSNN ước đạt 35,5 nghìn tỷ đồng, bằng 3,5% dự toán năm; Tổng chi ước đạt 46,9 nghìn tỷ đồng, bằng 3,7% dự toán năm. Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 15036 tỷ đồng, bằng 6,1% kế hoạch năm và tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2015.

Khu vực FDI tiếp tục xuất siêu, trong khi cả nước vẫn nhập siêu

Những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam tháng 1

Ảnh minh họa.Nguồn Internet

Tháng 1-2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 14,0 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, giảm 0,8% so cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, với kim ngạch ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2015. Nhập siêu tháng 1-2016 vào khoảng 200 triệu USD (cả năm 2015 nhập siêu hàng hóa năm khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương 2,2% kim ngạch xuất khẩu), khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; Khu vực FDI có kim ngạch xuất khẩu của (kể cả dầu thô) đạt 9,745 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 70,6% kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu 1,595 tỷ USD.

Du khách quốc tế tăng mạnh ở các khu vực và các kênh vận chuyển

Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 1-2016 ước đạt 805,1 nghìn lượt người, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không đạt 659,4 nghìn lượt người, tăng 14,2% và tăng 17,4%; đến bằng đường bộ đạt 133,3 nghìn lượt người, giảm 21,5% và tăng 1%; đến bằng đường biển đạt 12,4 nghìn lượt người, giảm 9,5% và giảm 46,8%. Khách đến từ châu Á, tăng 12,8%, từ châu Âu ước tăng 11,9% và từ châu Mỹ tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, còn từ châu Úc và từ châu Phi đều tăng 3,8%.

Các luồng vốn ngoại và kiều hối tăng mạnh và toàn diện

Trong khi luồng vốn ODA và vay ưu đãi tiếp tục giải ngân theo tiến độ, cả nước có sự vượt trội mạnh mẽ và toàn diện so với cùng kỳ năm 2015 về thu hút FDI cả về số vốn đăng ký mới, số dự án, số vốn thực hiện và số vốn bổ sung: Tính đến 20-1-2016, cả nước có 127 dự án FDI được cấp phép mới, tăng 188,6% và tổng vốn đăng ký đạt 1011,4 triệu USD, tăng 157,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 1334,8 triệu USD, tăng 101,2% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện ước đạt 800 triệu USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2015. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 67,8% tổng vốn đăng ký mới; ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí chiếm 15,8%; 24 tỉnh, thành phố có dự án mới, trong đó Hà Nội có số vốn đăng ký lớn nhất với 226,9 triệu USD, chiếm 22,4% tổng vốn đăng ký cấp mới; 22 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới và Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 290,7 triệu USD, chiếm 28,7% tổng vốn đăng ký cấp mới.

Kiều hối và lượng kiều bào về quê hương đón tết tiếp tục tăng mạnh; theo WB, năm 2015, Việt Nam đứng thứ 11 trên thế giới với 12,25 tỷ USD kiều hối.

Sự bùng nổ về doanh nghiệp mới và và cả số dừng hoạt động

Số DN đăng ký mới và quy mô DN tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tháng 1-2016, cả nước có 8.320 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 59,3 nghìn tỷ đồng, tăng 21,2% về số doanh nghiệp và tăng 87% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 7,1 tỷ đồng, tăng 54,3%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng là 124 nghìn người, tăng 19,8%. Đây cũng là tháng có 4.872 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2015 và 105% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng 1-2016 là 1.338 doanh nghiệp, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2015, và số doanh nghiệp trong tháng 1-2016 gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động là 12.456 doanh nghiệp, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2015.

Áp dụng chính sách tỷ giá trung tâm mới

Việc áp dụng tỷ giá trung tâm là nét mới nổi bật trong tháng 1 và cả năm 2016. Theo Quyết định số 2730/QĐ-NHNN do NHNN ban hành ngày 31-12-2015(có hiệu lực từ ngày 4/1/2016) về việc công bố tỷ giá trung tâm của VNĐ với USD, tỷ giá tính chéo của VNĐ với một số ngoại tệ khác, từ 4-1, hàng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá trung tâm tính theo bình quân gia quyền trên thị trường liên ngân hàng, tính tới các cân đối vĩ mô và mục tiêu quản lý nhà nước khác; cũng như tham chiếu tương quan tỷ giá một số đồng tiền của đối tác kinh tế-thương mại lớn (trước mắt với 8 đồng tiền là: USD, EUR, NDT, Yên Nhật, Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), đô la Đài Loan, Bath (Thái Lan). Theo quyết định trên, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD do NHNN công bố hàng ngày và sẽ vẫn giao động theo biên độ +-3% như hiện nay, nhưng tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ khác để xác định trị giá tính thuế được công bố vào các ngày thứ Năm hàng tuần hoặc ngày làm việc liền trước ngày thứ Năm trong trường hợp ngày thứ Năm là ngày lễ, ngày nghỉ. Nhìn chung, sau một tháng áp dụng cơ chế tỷ giá mới, giá USD đã có sự biến động nhẹ, nhưng có lên và có xuống linh hoạt và tích cực ở cả 2 chiều mua vào- bán ra. Tỷ giá trung tâm áp dụng cho ngày 5-2-2016 là 21.861 đồng/USD, tiếp tục giảm thêm 15 đồng so với ngày 4-2, với biên độ +/-3%, tức chỉ cao hơn 35 đ so với tỷ giá 21.896 của ngày 4-1-2016.

Thời tiết cực đoan khiến đời sống của người dân miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số thêm khó khăn

Những điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam tháng 1

Ảnh trâu bò chết rét ở Sapa. Nguồn: Internet

Đợt rét đậm thấp kỷ lục trong hơn 30 năm qua và kéo dài đã và đang gây ra nhiều thiệt hại đối với nông nghiệp và đời sống nhân dân. Trên cả nước đã có hàng chục ngàn trâu, bò bị chết rét và hàng trăm ha cây trồng, nhất là rau xanh bị hỏng, khiến giá rau xanh tăng mạnh ngày sát tết. Cả nước có trên 100 nghìn ha lúa bị nhiễm sâu bệnh đạo ôn, rầy nâu và sâu cuốn lá)

Tính đến ngày 19/01/2016, cả nước có 5,3 nghìn hộ thiếu đói, tăng 15,2% so với tháng trước, tương ứng với 21,4 nghìn nhân khẩu thiếu đói, tăng 14,4%. So với cùng kỳ năm 2015, số hộ thiếu đói tăng 55,9% và số nhân khẩu thiếu đói tăng 46,6%.

Nhiều biện pháp hỗ trợ giảm bớt khó khăn cho nhân dân đã được triển khai. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, trong tháng các cấp, các ngành và địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 282 tấn lương thực và 37 triệu đồng. Chính phủ cũng đã quyết định bổ sung 414.676 USD từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Quỹ Kế hoạch chung của Liên hợp quốc cho Chương trình chung của Liên hợp quốc hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới…/.

TS Nguyễn Minh Phong - báo nghệ an

 

Phân phối sản phẩm bã hèm bia 50% đạm, liên hệ Tell : 0946.705.238 nhận giá tốt nhất. Hoa hồng cao cho người giới thiệu. 

Ngoài ra :

 + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện