Sự Kiện

Nâng cao vai trò quản lý cộng đồng

Thứ ba, 21/10/2014 10:07 lượt xem: 1140
(Thủy sản Việt Nam) - Việc làm này giúp quản lý quy hoạch cá tra được thành công. Đây là ý kiến của ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam xung quanh Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020 vừa được Bộ NN&PTNT ban hành.

Theo ông, ý nghĩa lớn nhất của quy hoạch cá tra lần này là gì?

Đây thực chất là điều chỉnh quy hoạch cho đối tượng cá tra từ năm 2008 để phù hợp với tình hình hiện nay. Quy hoạch lần này lấy giá trị, chất lượng con cá tra, yếu tố chính để điều chỉnh lại hợp lý về diện tích, sản lượng, định hướng chế biến xuất khẩu. Là cơ sở quan trọng để tổ chức sản xuất, tạo mối liên kết giữa người nuôi, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tạo tư duy cho người nuôi, muốn có sản phẩm cao cần chất lượng tốt, để sản phẩm bán tốt. Cũng trên cơ sở cho thấy tiềm năng, khả năng liên kết mới bền vững. Quy hoạch là cơ sở để Nghị định 36/2014/NĐ-CP thực hiện được.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là chặng đường chưa được đầy đủ bởi chưa khai thác hết chuỗi giá trị cũng như sản phẩm trong khâu chế biến cá tra. Trên diện tích và sản lượng này cần tạo ra giá trị cao hơn, phải tập trung vào định hướng cho chế biến, xuất khẩu. Vì vậy, trong giai đoạn này vẫn đề nghị Nhà nước có thêm chính sách cho doanh nghiệp để được nhiều sản phẩm mới từ con cá tra.

 

Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý ở đây là gì, thưa ông?

Quản lý quy hoạch như thế nào để tồn tại về phát triển bền vững không phải việc dễ. Quản lý quy hoạch này và vấn đề quan trọng phối hợp quản lý địa phương, cộng đồng nghề nghiệp, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội Cá tra Việt Nam… để cùng nhau giúp người nuôi tự giác thực hiện.

Khi lợi nhuận cá tra tăng cao, người nuôi phát triển hơn nữa, dẫn đến việc quy hoạch phải điều chỉnh cho hợp lý. Thực tại xu thế mật độ dày, sản lượng cao là tương đối phổ biến. Tiêu chuẩn nhà nước cho phép là 250 - 300 tấn/ha (8 tháng nuôi), thả với mật độ 30 - 35 con/ha. Tuy nhiên, vì muốn sản xuất được nhiều hơn, rất ít người thực hiện đúng nên khó quản lý khi nuôi, môi trường... Vì vậy, số liệu thực tế người nuôi và số liệu báo cáo còn chênh nhau quá nhiều, đòi hỏi tăng cường giám sát, thống kê tương đối chính xác. Các cơ quan chức năng cần khai báo, phối hợp chặt chẽ với cộng đồng người làm công tác này và quản lý ở địa phương. Trong quản lý, có sự tham gia của cộng đồng nên việc nâng cao vai trò của quản lý cộng đồng là cần thiết. Xây dựng tổ chức cộng đồng: tổ hợp tác, tổ nuôi, người nuôi… việc làm ngày càng trung thực bao nhiêu giúp cho quy hoạch thành công bấy nhiêu. Bên cạnh đó, việc đưa cá tra vào bảo hiểm góp phần giám sát chặt chẽ.

 

Đối với những hộ nuôi cá tra nằm ngoài quy hoạch, cần có những biện pháp gì?

Những diện tích phát triển ngoài quy hoạch sẽ đe dọa tới sản xuất bền vững của ngành hàng cá tra, theo đó, bên cạnh việc đưa cá tra vào quy hoạch cũng cần hướng tới các đối tượng nuôi khác có hiệu quả. Do vậy, rất cần các tổ chức cộng đồng cùng tham gia thực hiện quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật, tăng giá trị và hiệu quả bền vững để cá tra nói riêng và các đối tượng thủy sản khác nói chung cùng phát huy tiềm năng, lợi thế.

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện