Môi trường ao nuôi khi mưa lớn. Hình minh họa
Mưa gây tác động nghiêm trọng đối với tôm, cụ thể: gây cong thân, tôm chán ăn, giảm lượng tiêu thụ thức ăn. Tôm bám bờ (2 - 3 ngày sau khi mưa), mang đen hoặc tôm bẩn. Theo một số thống kê, ở miền nam Thái Lan, tỷ lệ tử vong của tôm có thể dao động 2 - 3% đến 50%. Các dữ liệu được thu thập có liên quan chặt chẽ với báo cáo thời tiết. Từ kết quả trên, có thể khẳng định lượng mưa lớn gây tỷ lệ chết nhiều trên tôm. Tuy nhiên, dấu hiệu tôm sắp chết biểu hiện thường không rõ, gây khó khăn cho người nuôi.
Tác động trực tiếp và gián tiếp
Mưa tác động trực tiếp đến nước ao nuôi, làm giảm nhiệt độ, ôxy, pH, độ kiềm và độ mặn. Một số tác động gián tiếp là có thể gây hiện tượng sụp tảo và sự tích tụ vật chất hữu cơ ở đáy ao. Sẽ có sự phát triển mạnh đột ngột trong quần thể vi khuẩn sau khi nhiệt độ nước trở lại bình thường. Sự khuấy lớp bùn đáy (đất đen) làm phát lộ vi khuẩn yếm khí và tôm sẽ bị phơi nhiễm với khí H2S độc hại.
Nhiệt độ
Trong những ngày mưa lớn hoặc kéo dài, lượng ánh sáng mặt trời chiếu xuống tới bề mặt ao giảm đi. Gió thổi ngang qua bề mặt ao có thể làm cho nhiệt độ nước ao giảm xuống 2 - 3oC. Khi nhiệt độ giảm xuống 1oC, mức độ tiêu thụ thức ăn thường sẽ giảm 5 - 10%. Trường hợp giảm 3oC có thể làm cho mức tiêu thụ thức ăn giảm xuống 30%. Nhiệt độ thấp, hoạt động của tôm bị chậm lại, tôm sẽ di chuyển ít hơn và có xu hướng tập trung ở đáy ao, nơi mà tập trung nhiều khí độc (H2S). Điều này dẫn đến khả năng tôm dễ bị nhiễm bệnh.
pH
Lượng mưa lớn làm giảm pH nước trong ao, thường pH ở khoảng 8. Độ pH của mưa thường ở khoảng pH 6,5 - 7,0. Mưa sẽ trực tiếp làm giảm pH khoảng 0,3 - 1,5 trong một khoảng thời gian rất ngắn. Điều này gây ra sự giảm sút ngay lập tức hoạt động thực vật phù du. Khi pH giảm, đồng nghĩa với việc độc tính của H2S tăng lên. Điều kiện bất lợi này ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, làm tăng cơ hội tôm chết mòn trong vòng 2 - 3 ngày sau khi mưa lớn. Tuy nhiên, thường thì mức chết này không được chú ý vì tôm tôm mềm chết được tôm khác ăn. Theo cách gián tiếp, người nuôi sẽ chỉ nhận thấy sự xuất hiện này khi mức tăng trưởng trung bình hàng ngày (ADG) không được cải thiện. Dấu hiệu chính của bệnh này là gì? Khi thức ăn giảm xuống 1 - 2 ngày sau khi mưa to, ăn thịt đồng loại xảy ra. Cuối cùng, tác động của sốc pH đột ngột dẫn đến việc giảm miễn dịch tôm.
Ôxy hòa tan
Trong ao, thường có hai nguồn ôxy hòa tan (DO): từ máy sục khí và từ thực vật phù du. Trong suốt giai đoạn mưa kéo dài, hoạt động của thực vật phù du sẽ chậm lại vì có ít ánh sáng mặt trời, chính vì vậy xảy ra hiện tượng phân tầng nước ao, tù nước sẽ xảy ra. Lớp nước ngọt (phân tầng) trên bề mặt ao khiến cho ôxy khó hòa tan vào phần nước còn lại. Tuy hoạt động của tôm giảm nhưng nhu cầu ôxy của tôm vẫn cao hoặc như bình thường. Mức DO có thể giảm từ 4ppm xuống 2 ppm, sẽ xuống 1,5 ppm nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
Xem thêm: Lượng mưa ảnh hưởng thế nào đến thông số ao nuôi
Diệu Châu
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI BÃ HÈM BIA.
Hotline: 091 567 2347
Email: bahembianhapkhau@gmail.com
Web: bahembia.com
----------------------------------------
Đơn vị phân phối:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THIÊN KHÔN PHÚ
Adress: 63 Đường số 13 - P.Bình Trị Đông B - Q.Bình Tân - TP.HCM
Phone: 028.6260 0412 -Fax: 028.6260 2239
Email: thienkhonphujsc@gmail.com
Kho hàng: Lô F9, Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh