Kiến Thức Trồng Trọt

Kinh nghiệm từ trồng Nấm Sò

Thứ sáu, 10/01/2014 12:28 lượt xem: 877
Loài nấm này mọc trên các thân cây khô hoặc suy yếu, thành những tai nấm xen kẽ nhau như hình bậc thang. Nó liên quan đến loài nấm trồng "vua nấm sò". Nấm sò được xem là một nấm dược liệu do nó có chứa các statin như lovastatin có tác dụng giảm cholesterol.[3] Ngoài ra, cũng đang có một số đề tài nghiên cứu về khả năng chống ung thư của nấm bào ngư do sự hiện diện của lovastatin trong tai nấm, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt ở bào tử nấm.

I. Mục đích:
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho gia đình tận dụng rơm dư thưa hàng năm sau thu hoạch ,hơn nữa là trùng với thời gian nhàn dỗi
I. Quy trình làm:
* Chuổn bị: Cho 100 kg rơm khô
- Nhà trồng nấm rộng khong 20 m2, nhà lập bằng tranh, xung quanh quây bằng tranh, hoặc trát vách bùn.
- Vôi tôi: 20kg
- Túi nilon: 35 cm x 50 cm: 6kg
- Bông sạch để chống ẩm: 5kg
- Dây nịt để buộc 0,5 kg
- Tre nhỏ để treo bịch
- Dây buộc lúa
- Nilon để quây đống rm quây nhà ươm : 5 kg
- Nước sạch
Xử lý nguyên liệu:

* Cách làm rơm và ủ rơm

- Di rơm ra sân từng lớp 1 cao 20 – 30 cm thì nước tưới cho ướt rơm. Khi rơm thấm đẫm nước (rơm mềm ra)
- Cho hoà vôi tôi với nước ở 1 góc sân rồi cho rm đã thấm nước vào xử lý (cho rơm rửa qua nước vôi). Sau khi rửa nước vôi đến đâu thì ủ đống luôn đến đó.
- Dưới chân đống rơm ủ phi kê cao từ 10 – 15 cm để cho rơm ráo nước.
- Đống ủ phi rộng 1,5 m, cao 1,5 m, dài 2 m.
- Đống ủ phi vuông như hộp phấn vuông góc với đất.
- Giữa đống ủ phi cắm cọc tre hay gỗ dài 1,8 m để thông khí.
- Cắm cọc phi cắm ngay từ đầu lúc đống ủ mới cao 20 cm – 30 cm. Khi ủ xong phi lắc mạnh cọc cho thông khí.
- Gần nóc đống ủ phải để thoáng và căng nilon lên cao tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.
Cách đo đống rơm:
- Sau khi ủ rơm được 3 ngày thì đo đống ủ.
- Dỡ nilon ra thấy đống ơm nếu ướt quá thì không tưới thêm nước. Nếu khô quá thì tưới nước thêm xung quanh.
- Đống rơm phi có cạnh thẳng đứng như đống ủ lúc đầu và quây nilon như đống trước và các nilon treen đống để tránh mưa nắng trực tiếp vào nóc đống.
Cách kiểm tra nhiên liệu:
- Sau khi đo xong tiến hành ủ tiếp từ 2 – 3 ngày, đến ngày thứ 7 thì kiểm tra nhiên liệu. Láy tay nắm rơm ở mọi địa điểm của đống ơrm mỗi điểm 1 nắm. Vắt nắm rơm thấy có nước ở vân tay là được.
- Nếu thấy nhiên liệu khô thì bổ xung thêm nước bằng cách lấy bình phun phun từ từ vào nhiên liệu. Nếu ướt quá phi hóng hoặc dùng quạt cho bay hơi nước.
Cách cấy giống và đóng bịch:
- Địa điểm cấy giống: Phi cấy giống ở chỗ sạch,thoáng mát, không có ánh nắng.
- Cấy giống đúng tuổi từ 16 – 20 ngày tuổi.
- Đóng bịch cấy giống
- Trước khi cấy giông lấy túi dán 2 góc ngoài với nhau sau đó lộn lại để cho đáy túi vuông góc tránh đọng nước.
- Sau khi lộn túi xong lấy lượng nhiên liệu cho vào túi. Mùa đông nén chặt hn, mùa hè hay lỏng.
- Nhiên liệu cao 7 cm thì cho 1 lớp giống. Khi cho giống (cấy giống) phi cấy xung quanh túi sao cho toàn bộ hạt giống tiếp xúc với túi nilon.
- Tuyệt đối không được làm ri hạt giống vao giữa túi nhiên liệu.
- Tiếp tục cho nhiên liệu vào túi 1 lớp tiếp theo. Mỗi túi rắc 4 – 5 lớp giống.
- Khi gần đến miệng túi rắc giống lên toàn bộ nhiên liệu trên mặt. Để một phần ở giữa để cho bông.
- Sau đó lấy 1 nắm bông gấp lại bằng miệng chén để lên miệng túi dùng dây nịt buộc chặt lai.
- Cục bông có tác dụng lưu thông khí giữa trong và ngoài bịch.
- Phi đóng túi hết trong 1 ngày, sau khi đóng túi xong thì đem xếp vào phòng ưm bịch.
Cách ươm bịch:
- Treo và rạch bịch:
+ Treo bịch: Khi ươm được 17 – 25 ngày thấy sợi nấm bò kín đáy bịch từ 1 – 2 ngày thì bắt đầu treo và rạch bịch.
+ Cách treo: Lấy túi nilon ra đem hấp lại để dùng lần sau
Dùng tay ép nhẹ bịch theo chiều từ trên xuống thắt dây nịt rồi treo lên dây.
Khi treo phi úp miệng túi xuống dưới.
Dây treo cách nhau 30 – 40 cm
Mỗi dây treo từ 2 – 4 bịch cách nhau 10 cm
+ Cách rạch: Mỗi bịch rạch 4 – 6 vết so le nhau
Mỗi vết rạch dài 1,5 cm,sâu 0,5 – 1 cm
Chăm sóc và thu hái:
- Sau khi treo và rạch bịch từ 4 – 6 ngày trên các vết rạch xuất hiện thấy nấm non.
- Khi phát hiện thấy nấm mới thì mới được tưới phun sương vào nấm, lượng nưc tăng dần theo độ lớn của nấm, mỗi ngày tưới 2 – 4 lần.
- Nếu chưa phát hiện thấy nấm tuyệt đối không được tưới nước vào bịch. Nếu tưới vào sợi nấm sẽ bị chết.
- Nếu nhà trồng nấm khô quá thì tiên hành tưới nước xuống nền nhà tạo độ ẩm cho nấm phát triển nhanh.
- Từ khi xuất hiện đến khi thu hái nấm là 3 – 4 ngày.
- Sau khi thu hái nấm xong thì ngừng tưới nước và phi nhặt sạch chân nấm còn sót lại trên bịch rôì ép nhẹ bịch cho chặt.
- Khi xuất hiện nấm non thì tiến hành chăm sóc như đợt đầu.
Những biểu hiện khác thường của nấm:
- Nếu thấy nấm non héo vàng là do gió lùa trực tiếp vào bịch phi đóng cửa hoặc độ thoáng quá kém phải mở cửa cho thoáng.
- Nếu nấm ra nhỏ là do: Sau khi thu hoạch xong không ép bịch hoặc nhiệt độ quá cao.
- Nếu nấm ra cuống nhỏ dài là do ánh sáng quá yếu hoặc phòng ngột ngạt quá.
- Khi nấm còn nhỏ tăng số lần tưới theo độ lớn của nấm sao cho cánh nấm luôn óng ánh nước. Khi nấm to thì gảim số lần tưới và ngừng tưới nước trước khi thu hái nấm 5 tiếng.
Thu hái nấm:
- Nấm đến tuổi thu hái nấm là: mép cánh nấm hơi cong xuống dưới, phiến nấm mỏng.
- Dùng tay bẻ nhẹ xuống dưới, phải bỏ chân nấm còn sót ra để hình thành qu nấm mới và tạo cho sợi nấm tiếp xúc với không khí. Thu hái xong thì cắt bỏ chân nấm phần có màu vàng rồi đem về xử dụng.

II. Chi phí đầu tư:
Tổng thu: 3.262.000đ
Tổng chi: 1.430.000đ
Tổng li mỗi mẻ nấm: 1.882.000đ
truyền đạt nhiều kinh nghiệm cho các hộ trong bản để cùng có thêm việc làm nâng cao cải thiện đời sống sinh hoạt.

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện