Thông tin thị trường

Để nhập siêu không còn ám ảnh

Thứ năm, 03/03/2016 08:14 lượt xem: 634

Năm 2015, cán cân thương mại hàng hóa cả nước nhập siêu 3,5 tỷ USD, tương đương 2,2% kim ngạch xuất khẩu, là lần đầu tiên ghi nhận nhập siêu quay trở lại sau 3 năm liên tiếp xuất siêu

 

 

Nhập siêu do một phần vì xuất khẩu tăng trưởng chậm lại, xuất khẩu dầu thô và các loại nông sản giảm khá mạnh; nhưng phần khác lại vì một lẽ tất yếu: khi kinh tế hồi phục, nhu cầu nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu sẽ tăng lên. Điều này khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi về việc phải chăng, những nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam thời gian qua chưa như mong đợi? Kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu. Và nếu chúng ta tiếp tục không chủ động được nguyên liệu, việc tăng xuất khẩu sẽ luôn đi kèm với tình trạng nhập siêu. Điều này không chỉ gây áp lực cho công tác quản lý nhập siêu mà còn ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao giá trị xuất khẩu.

Tuy nhiên, 2 tháng đầu năm 2016 đang có sự thay đổi khi cán cân này có sự chuyển dịch. Tín hiệu rõ nhất là nếu cùng kỳ năm trước nhập siêu 126 triệu USD và cả năm trước nhập siêu 3.538 triệu USD, kỳ này đã xuất siêu 685 triệu USD. Khu vực kinh tế 2 tháng qua chứng kiến khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tuy xuất khẩu bị giảm mạnh, nhưng vẫn tiếp tục xuất siêu. Không phải xuất siêu lúc nào cũng là tốt, nhập siêu lúc nào cũng là xấu, nhưng trong điều kiện cần phải thực hiện mục tiêu tổng quát có tầm quan trọng hàng đầu là ổn định kinh tế vĩ mô với các nội dung chủ yếu là cải thiện cán cân thanh toán, ổn định tỷ giá, giảm nợ công, nợ nước ngoài, thì cải thiện cán cân thương mại là nội dung quan trọng.

Một tín hiệu khác là xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đã chiếm 30,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao hơn cùng kỳ năm trước (30,1%) và cao hơn cả năm 2015 (29,5%). Đây là xu hướng tốt nhằm phát huy nội lực trong điều kiện mở cửa hội nhập ngày một sâu, rộng hơn, với tầm cao hơn. Một tín hiệu nữa là đã có 24 mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD - đó là những mặt hàng hứa hẹn sẽ đạt trên 1 tỷ USD trong cả năm. Trong đó, có một số mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD (như điện thoại 3,03 tỷ USD, dệt may 2,6 tỷ USD, máy tính 1,63 tỷ USD, giày dép 1,45 tỷ USD); một số mặt hàng nông nghiệp tăng khá (như gạo tăng 43%, rau quả tăng 29,4%...).

Tuy nhiên, cảnh báo rõ nhất là xuất khẩu và nhập khẩu giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước (tháng 1 giảm 1%, nửa đầu tháng 2 giảm tới 51,7% - chủ yếu rơi vào những ngày nghỉ Tết Nguyên đán và tính từ đầu năm đến 15-2 giảm tới 18%). Việc giảm trong thời gian khởi đầu của năm có mục tiêu tăng 10% đòi hỏi những tháng còn lại phải có sự nỗ lực rất cao, nếu không sẽ không đạt được mục tiêu, thậm chí có thể còn thấp hơn tốc độ tăng của cả năm trước (7,9%). Giảm so với cùng kỳ diễn ra ở cả 2 khu vực (khu vực kinh tế trong nước giảm 17,2%, khu vực có vốn FDI giảm 18,4%). Giảm so với cùng kỳ diễn ra ở hầu hết các mặt hàng, trong đó có nhiều mặt hàng giảm sâu hơn tốc độ giảm chung như hạt tiêu, sắn, thức ăn gia súc, clinker và xi măng, than đá, dầu thô, sản phẩm hóa chất, phân bón, chất dẻo nguyên liệu, cao su, sản phẩm từ cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, giấy và các sản phẩm từ giấy, xơ sợi dệt các loại, vải các loại, sản phẩm gốm sứ, sắt thép các loại, sản phẩm từ sắt thép, điện thoại các loại và linh kiện... Đáng lưu ý, trong các mặt hàng giảm có những mặt hàng có kim ngạch lớn, trong các thời kỳ trước xuất khẩu tăng cao, như dệt may, máy tính, điện thoại, máy ảnh, máy móc thiết bị...

Nói không dịch chuyển tích cực thì không phải, nhưng rõ ràng thành công chưa đủ lớn và cũng chưa đủ sức tạo đà để nền kinh tế có thể bứt phá ấn tượng. Cũng không nhắc tới việc nhập siêu lớn từ Trung Quốc nữa, bởi đó là chuyện dài kỳ. Nhìn vào cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu để thấy còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm. Vậy đâu là những mặt hàng cần thiết phải nhập, đâu là không? Thực tế, Bộ Công Thương đã có danh mục những mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, cũng như cần kiểm soát nhập khẩu. Tuy nhiên, để điều hành xuất nhập khẩu theo đúng định hướng, cũng như tính bài toán xa hơn là cơ cấu lại nền kinh tế mới là giải pháp dài hơi để nhập siêu không còn là nỗi ám ảnh với nền kinh tế.

Cre:Báo mới

 

Chuyên cung cấp:

  + NLTA cho gia súc-gia cầm: Bã Hèm Bia, Bột Xương Thịt, Cám bắp, Bã nành,DDGS, bã đậu phộng,...

  + NLTA cho thủy sản: Bột đầu tôm, bột cá 45% - 65% đạm, bột gan mực, bột huyết, bột vỏ cua....

 ***LH để có giá tốt : Tell-zalo : 0946 705 238

                             

Bình luận Bởi Facebook

Tin Mua Bán - Giao Dịch

Lăng Kính Doanh Nhân

Sự Kiện